Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu Quả Sử Dụng Rơm Làm Phân Bón Tại Gia Bình

Hiệu Quả Sử Dụng Rơm Làm Phân Bón Tại Gia Bình
Publish date: Friday. July 19th, 2013

Việc đốt rơm sau mỗi vụ gặt là tình trạng chung của hầu hết vùng trồng lúa trong tỉnh và ngày càng phổ biến, ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường và sức khỏe con người.

Sản xuất nông nghiệp hiện nay có xu hướng lạm dụng quá mức các loại phân hoá học, thuốc BVTV đã làm cho đất bị suy giảm về dinh dưỡng, thành phần cơ giới đất, mất cân đối, cây trồng sinh trưởng phát triển không đồng đều. Trong khi đó sản phẩm phụ của nông nghiệp sau thu hoạch thay phân chuồng chưa được khai thác sử dụng một cách hợp lý.

Để khắc phục tình trạng trên, UBND huyện Gia Bình đã chỉ đạo Trạm Khuyến nông phối hợp với Hội Nông dân huyện hướng dẫn các hộ nông dân thực hiện việc dùng chế phẩm Bio-plant ủ rơm sau thu hoạch lúa mùa 2012. Đến nay qua kiểm tra và đánh giá của cán bộ kỹ thuật cùng với các hộ nông dân tham gia mô hình trên các xã Đông Cứu, Thái Bảo, Vạn Ninh, Đại Bái, Quỳnh Phú, Nhân Thắng và thị trấn Gia Bình cho thấy tất cả đống rơm ủ được hướng dẫn kỹ thuật mặc dù thời tiết khô hanh, nhiệt độ thấp nhưng sau 40-45 ngày ủ, độ hoai mục của rơm đạt kết quả cao. Rơm được ủ bằng chế phẩm Bio-plant đã được làm phân bón cho lúa và cây màu vụ xuân đem lại kết quả tích cực.

Qua theo dõi của cán bộ kỹ thuật thì trên cây lúa cấy vụ xuân được bón phân từ ủ rơm bằng chế phẩm Bio-plant thì độ xanh của lá đòng bền hơn, tỷ lệ gié cấp 2, cấp 3 cao hơn, hạt thóc màu sáng hơn, trọng lượng nghìn hạt cao hơn. Năng suất ước tăng khoảng từ 3-5%.  Dùng bón cho các loại cây màu cũng vậy, trên cây khoai sọ với diện tích 480m² tại xã Vạn Ninh: cây cao hơn 15-20 cm, khoai khoẻ mạnh không bị sâu bệnh gây hại nhất là bệnh rỉ sắt, bệnh thán thư thường gây hại nặng trên khoai sọ.

Cây dưa chuột so với đối chứng bón phân hoá học trên diện tích 720m² tại xã Quỳnh Phú, được bón phân bằng rơm rạ ủ chế phẩm Bio-plant dưa chuột sinh trưởng phát triển cân đối, dưa cất ngọn ra hoa sớm hơn 3-5 ngày, tỷ lệ đậu quả cao, ít nhiễm bệnh sâu hại, quả thẳng cong đều. Trên cây bí xanh  với diện tích 420m² tại xã Nhân Thắng và Xã Quỳnh Phú được bón phân cây phát triển cân đối ra hoa sớm hơn 3-5 ngày, tỷ lệ đậu quả cao, không xuất hiện bệnh phấn trắng trên lá, giảm số lần sử dụng thuốc trừ sâu so với đối chứng.

Thiết nghĩ trong thời gian tới các cấp, các ngành cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân bằng nhiều hình thức như: hội nghị đầu bờ, pano, áp phích, tuyên truyền trên truyền hình, truyền thanh để người dân ở các địa phương trong tỉnh nhận thức được tầm quan trọng của việc “thu gom, xử lý rơm sau thu hoạch làm phân ủ hữu cơ vi sinh” góp phần giảm ô nhiễm môi trường do khói đốt rơm, rạ.

Về lâu dài, UBND tỉnh cần có cơ chế chính sách khuyến khích hỗ trợ nông dân xử lý rơm bằng chế phẩm sinh học làm phân bón hữu cơ để sản xuất lúa chất lượng cao và an toàn; đầu tư hỗ trợ tiền mua chế phẩm sinh học xử lý rơm làm phân bón hữu cơ cho các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh và đầu tư kinh phí cho công tác đào tạo, tập huấn hướng dẫn quy trình kỹ thuật xử lý rơm làm phân bón hữu cơ cho các hộ nông dân. Làm được như vậy sẽ giảm ô nhiễm môi trường do khói đốt rơm, rạ và góp phần phát triển một nền nông nghiệp bền vững trên địa bàn tỉnh.


Related news

Làm giàu từ mô hình chăn nuôi tổng hợp Làm giàu từ mô hình chăn nuôi tổng hợp

Mấy năm gần đây, gia đình chị Trần Thị Sản, thôn Lung Luông, xã Hồng Quang (Lâm Bình - Tuyên Quang) đã đầu tư phát triển kinh tế theo mô hình chăn nuôi tổng hợp, thu nhập đạt trên 300 triệu đồng/năm.

Saturday. June 13th, 2015
Nguyên nhân bùng phát dịch lở mồm long móng trên đàn gia súc Nguyên nhân bùng phát dịch lở mồm long móng trên đàn gia súc

Tỉnh Bắc Kạn có thế mạnh phát triển chăn nuôi đại gia súc. Tổng đàn trâu bò, ngựa hiện nay đã phát triển trên 76.000 con. Mặc dù trong những năm gần đây công tác tiêm phòng có chuyển biến tích cực, tỷ lệ tiêm phòng đạt khá cao, tuy nhiên dịch lở mồm long móng liên tiếp xảy ở một số địa phương. Vậy đâu là nguyên nhân?

Saturday. June 13th, 2015
Giống bò 3B mang lại hiệu quả kinh tế cao Giống bò 3B mang lại hiệu quả kinh tế cao

Nhiều năm qua, thành quả của các chương trình, dự án cải tạo đàn bò chính là việc lai tạo với giống bò Zebu nhằm tạo sự chuyển biến rõ rệt và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân. Những năm đầu tách tỉnh, đàn bò trên địa bàn tỉnh Bình Phước chủ yếu là bò vàng Việt Nam, trọng lượng nhỏ, tỷ lệ thịt xẻ thấp và sức sản xuất kém.

Saturday. June 13th, 2015
Đồng Tháp kiểm soát được dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm Đồng Tháp kiểm soát được dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm

5 tháng đầu năm 2015, chăn nuôi trong tỉnh Đồng Tháp gặp nhiều thuận lợi do giá tiêu thụ sản phẩm tương đối ổn định, không xuất hiện dịch bệnh trên gia súc, gia cầm. Trong các tháng đầu năm, ngành chức năng tăng cường công tác giám sát dịch bệnh, chủ động thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm trên đàn gia súc và gia cầm như kiểm dịch, giám sát chặt chẽ việc giết mổ và buôn bán gia súc, gia cầm, tiêu độc, khử trùng môi trường, tiêm phòng...

Saturday. June 13th, 2015
Nuôi ong lấy mật cho thu nhập khá ổn định Nuôi ong lấy mật cho thu nhập khá ổn định

Mô hình nuôi ong lấy mật (do Trung tâm Thực nghiệm khoa học và ứng dụng công nghệ huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu hướng dẫn) dù chỉ mới áp dụng thí điểm ở một vài hộ dân, nhưng bước đầu đã mang lại thu nhập khá ổn định. Một trong những hộ thực hiện thành công mô hình này là ông Văn Công Thống (thị trấn Phước Long).

Saturday. June 13th, 2015