Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Khấm Khá Nhờ Nuôi Chim Cút Ở Bà Rịa - Vũng Tàu

Khấm Khá Nhờ Nuôi Chim Cút Ở Bà Rịa - Vũng Tàu
Ngày đăng: 15/05/2012

Nhiều năm gần đây, mô hình nuôi chim cút đem lại hiệu quả kinh tế và trở thành nguồn thu nhập chính cho nhiều hộ gia đình ở thôn Quảng Thành 2, xã Nghĩa Thành (huyện Châu Đức - Bà Rịa - Vũng Tàu).

Anh Nguyễn Thế Hòa ở thôn Quảng Thành 2 là một trong những người đầu tiên nuôi chim cút và đã có 18 năm kinh nghiệm theo nghề này. Trước đây, được sự hướng dẫn của người bạn nuôi chim cút ở Đồng Nai, gia đình anh Hòa đầu tư gần 50 triệu đồng xây dựng chuồng trại và mua 1.000 con chim cút giống. Sau đợt nuôi này, thấy cho hiệu quả kinh tế, gia đình anh tiếp tục mở rộng diện tích nuôi. Đến nay, trại chăn nuôi cút của anh Hòa rộng hơn 200 m2, với khoảng 200 lồng, nuôi 6.000 con. Mỗi ngày, anh Hòa thu hơn 3.000 trứng. Hiện tại, thị trường tiêu thụ sản phẩm trứng cút của gia đình anh Hòa ổn định. Anh thường bỏ mối ở các chợ, quán ăn ở TP.Vũng Tàu, Long Hải, Xuyên Mộc. Mỗi tháng, từ bán trứng chim cút, anh thu lãi gần 10 triệu đồng.

Ông Lê Việt cũng lân la sang nhà anh Hòa học tập kinh nghiệm nuôi chim cút. Ban đầu, ông ông Việt 2.000 con chim cút đẻ trứng. Sau đó, ôngViệt chuyển sang bán chim cút thịt. Hiện tại, mỗi tháng gia đình ông Việt bán ra khoảng 12.000 con, với giá 47.000 đồng/kg. Ông Việt cho biết, thời gian nuôi chim cút thịt ngắn, khoảng 1 tháng là xuất chuồng. Chim cút của gia đình ông Việt được các thương lái về thu mua tại nhà nên đầu ra cho sản phẩm tương đối ổn định. Ông Việt chia sẻ: “Nuôi chim cút đã mang lại kinh tế cho gia đình tôi ngày càng khấm khá”.

Tương tự, thu nhập chủ yếu của gia đình anh Lê Đức cũng nhờ vào việc nuôi chim cút. Trang trại nuôi chim cút của anh Đức có quy mô nhất thôn. Hiện tại, anh Đức đang sở hữu 7.000 con chim cút, anh Đức đủ điều kiện nuôi 4 người con ăn học trong đó có 2 con đang học đại học. Anh Đức cũng vừa xây dựng được một căn nhà khang trang và sắm sửa được nhiều đồ dùng tiện nghi trong gia đình.

Các chủ trại chăn nuôi cút cho biết, vốn bỏ ra ban đầu để mua cút giống về nuôi tương đối thấp, 1.000 con chim cút giống có giá khoảng 5 triệu đồng. Công chăm sóc ít, mỗi ngày chỉ cần cho chim cút ăn một lần vào buổi sáng. Chim cút ít bị dịch bệnh so với các loại vật nuôi khác, người nuôi chim cút chỉ cần giữ chồng trại thoáng mát về mùa hè và ấm cúng về mùa đông.

Qua tìm hiểu được biết, hiện nay trên địa bàn xã Nghĩa Thành, ngoài thôn Quảng Thành 2 còn có một số người dân ở các thôn Quảng Thành 1, Sông Cầu cũng bắt đầu đầu tư nuôi chim cút. Hiệu quả mang lại từ mô hình kinh tế này tương đối khá, nhiều hộ gia đình có kinh tế ổn định, chất lượng cuộc sống ngày càng nâng cao.

Có thể bạn quan tâm

Vai Trò Của Hội Nông Dân Tham Gia Phát Triển Kinh Tế Và Xây Dựng Nông Thôn Mới Vai Trò Của Hội Nông Dân Tham Gia Phát Triển Kinh Tế Và Xây Dựng Nông Thôn Mới

Xây dựng nông thôn mới là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, là cuộc vận động đòi hỏi phải có sự nỗ lực tham gia tích cực của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Là thành viên trong Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới của tỉnh, các cấp Hội Nông dân thường xuyên đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, nâng cao vai trò trách nhiệm của hội trong các phong trào nông dân và xây dựng nông thôn mới.

21/11/2013
Ngọt Ngào Bưởi Lương Phong Ngọt Ngào Bưởi Lương Phong

Những ngày này, khách hàng tấp nập về xã Lương Phong (Hiệp Hoà- Bắc Giang) thu mua bưởi Diễn đưa đi tiêu thụ khắp nơi trong cả nước. Những trái bưởi vàng tươi, thơm ngát giữa cái rét đậm cuối năm mang lại niềm vui cho người dân nơi đây.

21/11/2013
Đảng Viên Phạm Văn Xô Gương Mẫu Đi Đầu Đảng Viên Phạm Văn Xô Gương Mẫu Đi Đầu

Là đảng viên trẻ, gánh vác trọng trách tuyên truyền, vận động nông dân phát triển kinh tế, anh luôn đi đầu trong phong trào sản xuất, tìm hướng đi mới cho kinh tế của thôn, trong đó phát triển mạnh các loại cây rau màu chế biến xuất khẩu. Cùng đó, anh lãnh đạo nhân dân duy trì sản xuất lạc đông, trực tiếp tổ chức sản xuất, thu mua và bao tiêu sản phẩm.

21/11/2013
Quyết Chí Lập Nghiệp Trên Quê Hương Quyết Chí Lập Nghiệp Trên Quê Hương

Cần cù lao động, không ngừng tìm hiểu đưa vào thị trường những sản phẩm mộc dân dụng mới, Nguyễn Văn Toàn (ảnh), Chủ nhiệm Hợp tác xã (HTX) đồ gỗ mỹ nghệ Toàn Thịnh đã góp phần xây dựng vùng quê Trung Đồng, xã Đức Thắng, huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) ngày càng trù phú. Anh vinh dự là một trong ba gương mặt trẻ tiêu biểu của tỉnh nhận giải thưởng Lương Định Của năm 2012 do Trung ương Đoàn trao tặng.

21/11/2013
Đồng Tâm Xây Dựng Nông Thôn Mới Đồng Tâm Xây Dựng Nông Thôn Mới

Ngồi trò chuyện cùng tôi, ông Xưởng nguyên là Trưởng phòng Hành chính Nông Trường Yên Thế nhắc tới một câu chuyện gợi lại một thời khốn khó của Nông Trường mà cũng là khó khăn chung của cả đất nước. Nông Trường Yên Thế được thành lập ngày 3-1-1966, với tên gọi ban đầu là Nông Trường Quốc Doanh Yên Thế (tách ra từ Nông Trường Quốc Doanh Bố Hạ). Trải qua bao thăng trầm, tới ngày 6-11-2008 thì Nông Trường giải thể để thành lập xã Đồng Tâm. Để có cái tên Đồng Tâm là cả một sự trăn trở của bao người. Anh Dương Văn Thế, Chủ tịch UBND xã tâm sự cùng tôi: “Đảng ủy bàn bạc tìm được tên rồi còn tranh thủ xin ý kiến của các đảng viên lão thành, những cán bộ chủ chốt của Nông Trường nay đã về hưu.” Mọi người thống nhất với tên mới Đồng Tâm. Một cái tên gợi lên bao điều: Là ý chí quyết tâm của Đảng bộ với 200 đảng viên; là sự đồng lòng chung sức của cả một xã mới với 788 hộ và 2.651 nhân khẩu.

21/11/2013