Đà Lạt gia hạn cho khoai tây Trung Quốc vào Chợ nông sản Đà Lạt đến ngày 1/11
Trước đó vào sáng cùng ngày, bức xúc với quyết định của UBND TP Đà Lạt về việc “cấm cửa” không cho khoai tây Trung Quốc vào Chợ nông sản Đà Lạt kể từ ngày 20/10.
Khiến 2 container, với 60 tấn khoai của tiểu thương nhập về “bị treo” tại chợ nên các tiểu thương đã tập trung đến trụ sở UBND TP Đà Lạt yêu cầu được giải thích và kiến nghị lãnh đạo thành phố cho phép “giải phóng” hàng để tránh thiệt hại cho tiểu thương.
Chánh Văn phòng UBND TP Đà Lạt Hoàng Lợi giải thích với tiểu thương về việc cấm nhập khoai tây Trung Quốc vào Chợ nông sản Đà Lạt
Tại buổi làm việc, bà Nguyễn Thị Vân, chủ hai container hàng khoai tây Trung Quốc đang “bị treo” tại Chợ nông sản Đà Lạt trình bày, ngày 20/10, khi hai container hàng về tới chợ thì mới nhận được thông báo của Ban quản lý chợ không cho khoai tây Trung Quốc vào chợ, khiến chị em tiểu thương trở tay không kịp.
Cũng theo bà Vân, hai container khoai tây nói trên trị giá 220 triệu đồng, cộng với cước vận chuyển 70 triệu đồng, chưa kể chi phí phát sinh và phải bồi thường hợp đồng giao hàng cho các bạn hàng, nếu không được nhập hàng thì sẽ thiệt hại rất lớn.
Một số tiểu thương cũng đề nghị lãnh đạo thành phố cho phép nhập hàng vào chợ để tạo thuận lợi trong vấn đề kinh doanh.
Riêng những trường hợp nhập khoai tây Trung Quốc về rồi phù phép bằng cách “nhộm đất đỏ” để hô biến khoai tây Trung Quốc thành khoai tây Đà Lạt thì cần phải xử lý nghiêm.
Và ai làm người ấy chịu chứ không thể nói tiểu thương Chợ Đà Lạt gian lận thương mại, làm ảnh hưởng rất lớn đến uy tín cũng như việc kinh doanh của tiểu thương.
Riêng quyết định “cấm cửa” không cho khoai tây Trung Quốc vào chợ thì cần phải có thời gian để tiểu thương thu xếp chứ không thể bất ngờ như vậy.
Đến 12 giờ cùng ngày, cơ quan chức năng đã giải quyết cho lô hàng khoai tây Trung Quốc giải phóng hàng
Giải thích về việc không cho nhập khoai tây Trung Quốc vào Chợ nông sản Đà Lạt, Trưởng Ban quản lý chợ Đà Lạt Nguyễn Quốc Hùng, cho biết căn cứ vào nội dung Văn bản 5827/UBND TP Đà Lạt ngày 8/10/2015.
Còn theo đại diện Phòng Kinh tế thành phố, việc “cấm cửa” khoai tây Trung Quốc vào chợ là do một số tiểu thương nhập khoai tây Trung Quốc về chợ để sơ chế, trong quá trình sơ chế đã bôi đất đỏ cho khoai, gây ảnh hưởng rất lớn đến thương hiệu khoai tây Đà Lạt, ảnh hưởng đến người sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng.
Tại buổi làm việc, sau khi tiếp nhận ý kiến của các tiểu thương, ông Hoàng Lợi - Chánh Văn phòng UBND TP Đà Lạt cũng đã giải thích về quyết định của UBND thành phố về việc không cho nhập khoai tây Trung Quốc vào Chợ nông sản Đà Lạt.
Theo ông Lợi, mục đích xây dựng Chợ Nông sản Đà Lạt là để sử dụng làm nơi tập kết, tiêu thụ nông sản Đà Lạt, các tiểu thương đăng ký vào kinh doanh trong chợ mà kinh doanh các mặt hàng nhập ngoại thì thành phố không thể đáp ứng được vì sai với quyết sách, chính sách của thành phố về vấn đề giải quyết đầu ra cho nông sản của người dân địa phương.
Riêng đề nghị của các tiểu thương cho “giải phóng” hai container hàng khoai tây Trung Quốc, ông Lợi cho biết sẽ đề xuất với lãnh đạo thành phố sớm giải quyết cho người dân.
Liên quan đến vụ việc, trưa 21/10, Trưởng Ban quản lý chợ Đà Lạt Nguyễn Quốc Hùng đã thông báo cho tiểu thương Chợ nông sản Đà Lạt, để tạo điều kiện cho các tiểu thương, UBND thành phố Đà Lạt quyết định gia hạn cho phép nhập khoai tây Trung Quốc vào chợ đến ngày 1/11/2015.
Thành phố cũng sẽ tiến hành họp mặt tiểu thương, yêu cầu ký cam kết trong quá trình sơ chế không được bôi đất đỏ cho khoai tây, nếu phát hiện sẽ hủy toàn bộ lô hàng.
Ngày 8/10/2015, UBND TP Đà Lạt ra văn bản 5827/UBND chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong những tháng còn lại của năm.
Trong đó có nội dung: Xử lý triệt để tình trạng dùng khoai tây Trung Quốc giả khoai tây Đà Lạt, cương quyết không cho nhập khoai tây Trung Quốc vào Chợ nông sản Đà Lạt để giả mạo khoai tây Đà Lạt phân phối đi nơi khác.
Có thể bạn quan tâm
Từ năm 2012 đến nay, An Giang đều tổ chức thả cá về thiên nhiên, số lượng ngày càng tăng về loài, trong đó có một số loại cá quý hiếm. Việc làm này nhằm kêu gọi cộng đồng ý thức bảo vệ nguồn lợi thủy sản có trong thiên nhiên, nhất là những loài cá trước đây nổi tiếng vì thịt ngon, số lượng nhiều, nay đã đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
Nhằm chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại vùng cát pha ven biển và đất nhiễm mặn, thời gian gần đây, huyện Nga Sơn (Thanh Hóa) đã hướng cho nhân dân các xã Nga Thanh, Nga Thái, Nga Liên, Nga An trồng hồng xiêm Lái Cấm và bưởi Diễn. Các mô hình được phát triển đại trà trên đất ruộng nhiễm mặn kém hiệu quả, chân đất màu không chủ động được nước tưới và xen canh trong các khu dân cư, cho thu hoạch từ 250 đến 300 triệu đồng/ha.
Có tới 30% số hoa quả TQ kiểm tra có dư lượng thuốc BVTV vượt ngưỡng, nhưng, lượng hàng rau, củ, quả của TQ chuyển về các chợ TPHCM hay Hà Nội vẫn không giảm.
Ông Trần Văn Vinh, một người dân xã Nâm N’Jang (Đắk Song) cho biết: "Gia đình tôi trồng được 2 ha tiêu đang trong thời kỳ kinh doanh, những năm trước đây năng suất vườn tiêu đạt hơn 3-4 tấn/ha. Thế nhưng gần nửa tháng nay, vườn tiêu đang xanh tốt bỗng nhiên đổ bệnh rủ lá chết hàng loạt. Đến nay, 1,3 ha (tương đương 1.300 trụ tiêu) đã bị chết khô, gây thiệt hại hơn 700 triệu đồng".
Những năm qua hưởng ứng cuộc vận động “cả nước chung tay xây dựng nông thôn mới” (NTM) huyện Phù Ninh đã tích cực triển khai thực hiện ở 18/18 xã, ưu tiên bố trí các nguồn lực đầu tư phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho người dân và xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn.