Có 4 hợp tác xã ca cao chứng nhận UTZ

Sản lượng ước tính năm 2015 khoảng 260 tấn trái. Trong đó, xã Long Thới có số hộ tham gia nhiều nhất, với 64 hộ, canh tác trên 31ha.
Từ đầu năm 2015 đến nay, có khoảng 4.500/8.200 cây ca cao được trồng mới trên tổng số cây đăng ký trồng mới năm 2015 trên địa bàn huyện.
Tham gia dự án, Ban chủ nhiệm và thành viên hợp tác xã được tập huấn các chuyên đề về kỹ năng quản lý, điều hành, bộ tiêu chuẩn chứng nhận UTZ, kỹ thuật canh tác ca cao theo tiêu chuẩn UTZ, thu hoạch, sơ chế, bảo quản ca cao, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn và hiệu quả.
Ngoài ra, dự án hỗ trợ 30 triệu đồng cho các hợp tác xã để xây dựng quỹ tương trợ giúp nhau giữa các thành viên, bên cạnh còn hỗ trợ các dụng cụ chăm sóc cây ca cao và chế biến phân bón từ phế phẩm trái ca cao.
Dự án phát triển ca cao chứng nhận theo tiêu chuẩn UTZ chính thức được triển khai tại Bến Tre từ đầu năm 2011, dưới sự hỗ trợ của Hiệp hội Thụy Sỹ Vì sự hợp tác quốc tế Helvetas Việt Nam.
Mục tiêu nhằm góp phần nâng cao mức sống của cư dân nông thôn thông qua việc phát triển năng suất, tiếp thị ca cao chất lượng cao, bền vững.
Có thể bạn quan tâm

Với quy trình trồng rau hữu cơ, mỗi ký rau mang tên Oganik có giá bán cao gấp gần chục lần rau thường. Không chỉ phục vụ cho nhà hàng, khách sạn 4, 5 sao và khách “Vip”, sản phẩm rau hữu cơ “siêu sạch” còn XK đi châu Âu…

Hiện nay tổng đàn lợn của tỉnh Bắc Kạn 183.726 con, trong đó: lợn nái có 17.744 con, chiếm 9,7% tổng đàn. Về lý thuyết với số lượng đàn lợn nái như trên có thể sản xuất đủ số lượng lợn giống nuôi thịt đáp ứng nhu cầu sản xuất trong tỉnh, nhưng thực tế bình quân hàng năm người chăn nuôi phải nhập khoảng 100.000 – 120.000 con lợn giống từ tỉnh ngoài, gây khó khăn rất lớn trong việc kiểm tra chất lượng và tình hình dịch bệnh trên đàn lợn của tỉnh.

Theo phản ánh của Vụ Nuôi trồng thủy sản (Tổng cục Thủy sản) tại Hội thảo “Quản lý chất lượng giống tôm nước lợ” diễn ra ngày 24/4 tại Ninh Thuận: Tình hình kinh doanh tôm giống rất phức tạp, một số cơ sở ương giống mua Naupli, post của một số cơ sở sản xuất giống lớn về trộn với tôm của mình sản xuất hoặc với tôm chợ rồi lại lấy bao bì, nhãnh mác của công ty làm thương hiệu của mình. Một số lượng tôm giống cũng được buôn bán qua đường tiểu ngạch từ Trung Quốc qua cửa khẩu Quảng Ninh về Việt Nam. Hầu hết số lượng này không được kiểm dịch, kiểm soát nên gây thiệt hại cho người nuôi.

Với sự hỗ trợ của Hội ND, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thái Nguyên cùng Công ty TNHH Cường Đại, nhiều hộ ND ở Thái Nguyên đã mua được máy cày theo phương thức trả chậm.

Trước những hậu quả nghiêm trọng do việc sử dụng không đúng cách những hóa chất, kháng sinh trong nghề nuôi tôm, vừa qua Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư số 03 và Thông tư số 04 về việc bổ sung Cypermethrin, Deltamethrin, Enrofloxacin vào danh mục hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng trong nuôi trồng thủy sản; đồng thời đưa 28 sản phẩm có chứa Cypermethrin, Deltamethrin, Enrofloxacin ra khỏi Danh mục sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thuỷ sản, thuốc thú y thuỷ sản được phép lưu hành tại Việt Nam.