Hiệu Quả Nuôi Cá Chình Trong Ao
Tại nhà ông Phan Văn Hưởng ở ấp Vĩnh Phước 1, thị trấn Vĩnh Thuận, huyện Vĩnh Thuận, Trung tâm KN-KN Kiên Giang đã tổ chức hội thảo đầu bờ mô hình nuôi cá chình trong ao.
Mô hình do ông Hưởng thực hiện với quy mô 500 m2, được Trung tâm hỗ trợ 60% chi phí mua giống, 30% chi phí thức ăn, chế phẩm sinh học, thuốc phòng trị bệnh…
Sau 17 tháng nuôi, cá đạt trọng lượng trung bình 2 kg/con, tỷ lệ sống 74%, thu được 370 kg, giá bán 430.000 đồng/kg, mô hình cho lợi nhuận trên 94 triệu đồng. Mô hình nuôi cá chình trong ao từng bước đa dạng hóa giống loài vật nuôi, nhằm tận dụng tiềm năng sẵn có về vật dụng và nhân lực, tạo điều kiện tốt cho các hộ nông dân tăng thêm thu nhập.
Có thể bạn quan tâm
Tuy mang lại hiệu quả lớn nhưng hiện giờ, việc liên kết sản xuất lúa giống giữa nông dân, Hợp tác xã nông nghiệp (HTX) và doanh nghiệp sản xuất kinh doanh giống (DN) lại khó mở rộng diện tích vì nhiều lý do. Trong đó có chuyện nông dân và HTX chưa thực sự đặt niềm tin vào DN…
Sáng 19/6, UBND huyện Sông Hinh (Phú Yên) tổ chức triển khai chiến dịch tháng ra quân phòng trừ và tiêu hủy rệp sáp bột hồng hại sắn. Hiện diện tích sắn bị nhiễm rệp sáp bột hồng lên gần 100ha tại 9/11 xã, thị trấn; có nguy cơ tiếp tục phát triển, gây hại trên diện rộng.
Một ngày hè nắng chói chang, trời trong, biển lặng, chúng tôi lên tàu cao tốc vượt hơn ba mươi cây số từ TP Rạch Giá ra Hòn Tre, huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang, để tìm gặp “tỉ phú hồ tiêu”.
Dù mới "bén duyên" với mảnh đất Hồng Thái (Phú Xuyên - Hà Nội) được 2 năm nhưng cây măng tây xanh đã chứng tỏ sự phù hợp với chất đất bãi phù sa màu mỡ và mang lại thu nhập cao cho người nông dân nơi đây.
Hiện nay, nhiều nông dân vẫn “ưu ái” sử dụng các loại giống lúa có phẩm chất gạo trung bình, đặc biệt là IR50404. Tại Chợ Mới (An Giang), diện tích xuống giống IR50404 năm sau… cao hơn năm trước. Nông dân có lý do riêng để quyết tâm theo đuổi giống lúa này, dù ngành chức năng nhiều lần khuyến cáo.