Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Nhím- Thu 2 Tỷ/năm

Nuôi Nhím- Thu 2 Tỷ/năm
Ngày đăng: 18/06/2013

Ở thôn Vinh Đức, xã Đức Minh (Đăk Mil, Đăk Nông) có anh Nguyễn Quốc Khánh thu nhập mỗi năm trên 2 tỷ đồng từ nuôi nhím.

Dẫn chúng tôi đi tham quan trang trại được xây dựng kiên cố với diện tích 700m2, nuôi khoảng 400 con giống. Đàn nhím của anh luôn sinh trưởng, phát triển tốt. Anh tâm sự, trước kia gia đình cũng khó khăn, chăn nuôi, trồng đủ thứ cây nhưng không hiệu quả. Tuy nhiên năm 2004, trong những lần đi tham quan các mô hình chăn nuôi anh Khánh thấy nuôi nhím cũng không phức tạp, giá trị kinh tế cao, nhu cầu tiêu thụ rộng rãi. Do vậy, anh quyết định học hỏi kinh nghiệm, kỹ thuật nuôi ở những người đi trước.

Sau một thời gian “tầm sư học đạo”, anh mạnh dạn đầu tư nuôi nhím. Lúc đầu, anh Khánh nuôi thử nghiệm 10 con giống. Đàn nhím của anh phát triển, sinh trưởng nhanh. Thấy vậy, gia đình anh mở rộng quy mô đàn và đến năm 2006, đàn nhím của gia đình anh lên đến 50 con.

Anh cho biết, nhím là một loài vật gặm nhấm, sống hoang dã, dễ nuôi, ít bệnh tật, thức ăn đa dạng, chi phí nuôi không lớn, chủ yếu là tiền mua con giống. Yêu cầu chuồng trại phải đảm bảo thoáng mát, khô ráo, sạch sẽ, có rãnh thoát nước. Giữ yên tĩnh, tránh ồn ào, tránh gần đường qua lại, cuối hướng gió. Về con giống nên mua tại các cơ sở nuôi nhím uy tín. Giống đẻ sớm, mắn, tỷ lệ sống cao, lớn nhanh, thịt ngon, tiêu thụ thức ăn ít. Các đặc điểm trên bao giờ cũng do bản chất di truyền và trình độ nuôi dưỡng của người chăn nuôi tạo nên.

Nhím là động vật ăn tạp, thức ăn là tất cả những loại rau, củ như quả bí ngô, bắp, các loại đậu... Mỗi ngày chỉ cần cho nhím ăn đầy đủ hai bữa khoảng 1 kg rau củ, quả vào các giờ nhất định. Chú ý, buổi sáng cho nhím ăn các loại rau, củ như chuối, su hào, cải bắp, cà rốt, su su… và buổi tối cho ăn các loại thức ăn tinh như ngô, đậu. Việc cho nhím uống nước nhất thiết phải là nước sạch để tránh nhiễm bệnh, chậm lớn. Ngoài ra, vệ sinh chuồng nuôi hàng ngày nhằm giúp cho nhím khỏe mạnh. Vào mùa hè thì cần tắm cho nhím, định kỳ quét vôi và phun thuốc diệt khuẩn khu vực chuồng trại.

Thông thường, nhím hay mắc bệnh về đường tiêu hóa, bại liệt, giun. Tuy nhiên, cách chữa trị các bệnh này cũng rất đơn giản, nếu nhím bị bệnh bại liệt thì cho nhím ăn đá canxi, còn bệnh về đường tiêu hóa thì chỉ cần cho chúng ăn ổi xanh hoặc mít xanh là khỏi…Sau nhiều năm nuôi nhím có hiệu quả, nhà anh Khánh là địa chỉ quen thuộc của bà con đến trao đổi học hỏi kinh nghiệm, mua con giống.


Có thể bạn quan tâm

Phụ nữ Vị Xuyên tích cực phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo Phụ nữ Vị Xuyên tích cực phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo

Xác định phong trào phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế, XĐGN là nhiệm vụ trọng tâm trong công tác Hội; những năm qua, Hội LHPN huyện Vị Xuyên luôn vận động chị em hội viên hăng hái lao động sản xuất, phát triển kinh tế gia đình, góp phần tích cực vào thực hiện các mục tiêu phát triển KT – XH ở địa phương.

17/06/2015
Nông sản Việt trước hội nhập tái cơ cấu, hướng tới xuất khẩu Nông sản Việt trước hội nhập tái cơ cấu, hướng tới xuất khẩu

Trước sự thay đổi lớn do hội nhập cùng thị trường thế giới, để hàng hóa Việt Nam có thế đứng bền vững, nhiều ý kiến cho rằng phải sử dụng các rào cản với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam.

17/06/2015
Phụng Hiệp phát huy thế mạnh kinh tế vườn Phụng Hiệp phát huy thế mạnh kinh tế vườn

Dựa trên lợi thế về khí hậu, đất đai, thổ nhưỡng và nguồn lực nông dân cần cù chịu khó, huyện Phụng Hiệp đã và đang quan tâm phát triển vườn cây ăn trái theo hướng bền vững, tăng năng suất, chất lượng. Theo đó, cây cam xoàn đã được huyện chọn để tập trung phát triển, nâng cao thu nhập cho địa phương.

17/06/2015
Xã Tất Thắng phát triển mô hình nuôi giun quế Xã Tất Thắng phát triển mô hình nuôi giun quế

Nuôi giun quế - tạo nguồn thức ăn sạch trong chăn nuôi đang là mô hình hiệu quả được nhiều hộ chăn nuôi của xã Tất Thắng (huyện Thanh Sơn) thực hiện. Việc ứng dụng thành công mô hình này đã giúp người nông dân có thêm biện pháp tạo nguồn thức ăn mới giàu dinh dưỡng phục vụ chăn nuôi; tiết kiệm được chi phí, tăng hiệu quả kinh tế, bảo đảm an toàn cho người dùng sản phẩm chăn nuôi.

17/06/2015
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở Phước Sơn cách chuyển hiệu quả Chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở Phước Sơn cách chuyển hiệu quả

Nhờ chuyển đổi cơ cấu cây trồng và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, sản xuất nông nghiệp của huyện Phước Sơn gần đây đã có những chuyển biến tích cực.

17/06/2015