Hiệu Quả Nuôi Cá Chình Trong Ao

Tại nhà ông Phan Văn Hưởng ở ấp Vĩnh Phước 1, thị trấn Vĩnh Thuận, huyện Vĩnh Thuận, Trung tâm KN-KN Kiên Giang đã tổ chức hội thảo đầu bờ mô hình nuôi cá chình trong ao.
Mô hình do ông Hưởng thực hiện với quy mô 500 m2, được Trung tâm hỗ trợ 60% chi phí mua giống, 30% chi phí thức ăn, chế phẩm sinh học, thuốc phòng trị bệnh…
Sau 17 tháng nuôi, cá đạt trọng lượng trung bình 2 kg/con, tỷ lệ sống 74%, thu được 370 kg, giá bán 430.000 đồng/kg, mô hình cho lợi nhuận trên 94 triệu đồng. Mô hình nuôi cá chình trong ao từng bước đa dạng hóa giống loài vật nuôi, nhằm tận dụng tiềm năng sẵn có về vật dụng và nhân lực, tạo điều kiện tốt cho các hộ nông dân tăng thêm thu nhập.
Related news

Anh Trần Đình Toàn ở ấp An Định, xã An Bình (huyện Cao Lãnh, Đồng Tháp) với mô hình nuôi ba ba thương phẩm đạt hiệu quả kinh tế cao. Mỗi đợt thu hoạch, anh thu lợi nhuận hàng trăm triệu đồng. Từ nghèo khó, nhờ con ba ba mà gia đình anh đã vươn lên khá giàu.

Nhiều thương lái ở trong và ngoài tỉnh An Giang đến tận nơi thu mua cá lóc giống với giá dao động từ 320.000 đến gần 400.000 đồng/kg (tăng hơn khoảng 100.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm trước) để chở đi tiêu thụ tại các tỉnh, thành phố trong vùng đồng bằng Nam Bộ và xuất bán sang thị trường Campuchia.

Chi cục Thủy sản Tiền Giang phối hợp với Chi đoàn Chi cục Thủy sản và UBND xã Tân Thạnh, huyện Tân Phú Đông vừa tổ chức lớp tập huấn về Quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản tốt tại Việt Nam (VietGAP), có 60 bà con nuôi tôm dự.

VASEP yêu cầu DOC phải thực hiện nhất quán trong việc sử dụng Bangladesh làm quốc gia thay thế để tính giá trị đầu vào đối với cá tra Việt Nam trong quyết định cuối cùng của đợt xem xét hành chính lần thứ 08 và 09 như các năm trước đây.

Trước tình trạng hầu hết nguyên liệu sản xuất phải nhập khẩu khiến giá thức ăn chăn nuôi (TĂCN) tăng phi mã, các nhà khoa học đã đưa ra một số nguyên liệu như thóc, gạo, sắn… thay thế để giảm chi phí đầu vào.