Hiệu quả như nuôi cá chìa vôi
Đặc điểm sinh học
Cá chìa vôi tên khoa học là Proteracanthus saissophorus, là loài nước lợ thuộc bộ cá vược. Trên thế giới, chúng phân bố nhiều ở Indonesia, Malaysia, Singapore, Philippines, Campuchia.
Tại Việt Nam, cá chìa vôi sống ở vùng nước xoáy, nơi hợp lưu của sông Sài Gòn và sông Đồng Nai, nơi có cả dòng nước mặn, nước lợ và nước ngọt.
Cá chìa vôi có hình dạng giống cá điêu hồng, tuy nhiên thân cá dầy và có vẩy màu vàng óng. Vây lưng phát triển thành đoạn xương vững chắc, dài bằng gang tay, sắc nhọn, chìa lên phía trên.
Con nặng nhất lên đến 14 kg. Loài cá này có tập tính sinh sản rất đặc biệt, sau khi giao phối, cá chìa vôi cái chuyển hết trứng đã thụ tinh sang cơ thể cá đực và nuôi dưỡng đến khi chúng trở thành cá con.
Cá sống được ở độ nước sâu, tĩnh lặng, ăn tạp. Chất lượng thịt cá thơm ngon, dai, có nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Cá chìa vôi là một loại hải sản cung cấp nhiều đạm, vitamin, canxi, sắt, ít béo vì vậy được nhiều người ưa chuộng.
Tình hình nghiên cứu
Cá chìa vôi được Trung tâm Giống Hải sản miền Nam thu thập và lưu giữ nguồn gen trong nhiệm vụ thường xuyên "Bảo tồn và lưu giữ nguồn gen và giống các loài thủy sản lợ, mặn" từ năm 2006.
Và được đưa vào "Nghiên cứu thăm dò sinh sản nhân tạo" năm 2008 - 2010, đề tài cấp Bộ. Năm 2011, Trung tâm đã thực hiện đề tài cấp cơ sở "Xây dựng quy trình sản xuất giống cá chìa vôi". Sang năm 2012 - 2015, Trung tâm tiếp tục triển khai đề tài "Khai thác và phát triển nguồn gen cá chìa vôi", đề tài cấp Bộ, trong nhiệm vụ quỹ gen.
Kết quả đầu tiên của Trung tâm trong sinh sản nhân tạo cá chìa vôi vào cuối năm 2010 từ kích thích sinh sản thành công trên một cặp cá bố mẹ, thu được 400 cá bột. Tuy nhiên, chất lượng cá bột chưa đạt. Đến 2011, nhóm nghiên cứu đã thành công trên 2 cặp cá bố mẹ, thu được 4,5 nghìn cá bột.
Số lượng cá bột thu được trong hai năm 2012 - 2013 khoảng 50 nghìn con. Những kết quả này thực sự là bước thành công trong kỹ thuật nuôi vỗ cá bố mẹ và kích thích sinh sản nhân tạo cá chìa vôi. Ương cá chìa vôi bột dựa theo phương pháp chung của các đối tượng cá biển, kết quả chỉ dừng lại ở cá 22 ngày tuổi.
Cùng với đó, nhiều mô hình và giải pháp ương ấu trùng cá chìa vôi bột đã được nghiên cứu trong hai năm 2012 - 2013 như mô hình ương trong bể composite, trong bể xi măng có và không có giá thể, tạo dòng chảy hay sục khí, bể hay giai đặt trong ao đất; giải pháp về dinh dưỡng và môi trường.
Đến tháng 11/2013, nhóm nghiên cứu đã tạo ra được 100 con cá giống 10 cm. Sau 6 tháng nuôi, đàn cá giống đạt trọng lượng trung bình (75 ± 21) g/con, tỷ lệ sống 90%. Đây là nguồn vật liệu quan trọng trong việc tạo đàn bố mẹ từ thế hệ F1.
Tiềm năng phát triển
Thịt cá chìa vôi rất thơm ngon và là nguồn cung cấp nhiều chất đạm, ít chất béo, nhiều vitamin như niacin, B6 và khoáng chất như canxi, sắt... giúp tạo hồng cầu và kích hoạt hệ miễn dịch. Cá cũng chứa một lượng acid béo Omega 3 đáng kể.
Với thành công trong sản xuất nhân tạo giống cá chìa vôi của Trung tâm Giống Hải sản miền Nam đã mở ra tiềm năng phát triển nuôi thương phẩm loài cá này trong tương lại. Tuy nhiên, đến nay dây truyền sản xuất giống đối tượng này mới dừng lại ở mức nghiên cứu, chưa đưa vào sản xuất giống để cung ứng ra thị trường. Đây là vấn đề đòi hỏi Trung tâm cần khắc phục trong thời gian tới.
Có thể bạn quan tâm
Trong khi việc bảo hộ giá bán nông sản trên địa bàn tỉnh Hải Dường chưa được đáp ứng, người dân vẫn chịu ảnh hưởng của tình trạng được mùa rớt giá thì mấy năm trở lại đây cây hành đã đáp ứng được điều mà người dân và các cấp chính quyền đang mong đợi
Cả trăm hộ dân trồng mía ở xã Sơn Phước (huyện Sơn Hòa, Phú Yên) vô cùng bức xúc vì bị nhân viên nông vụ của Công ty TNHH Công nghiệp KCP - Việt Nam (Công ty KCP), chiếm đoạt tiền.
Sau Tết Nguyên đán, giá cá tra nguyên liệu tăng nhẹ khiến nhiều hộ nuôi tại khu vực ĐBSCL phấn khởi khi thả vụ mới. Tuy nhiên, chất lượng con giống vẫn khiến hàng trăm hộ lo lắng.
Xã Ngư Thủy (Lệ Thủy- Quảng Bình) anh hùng thời chống Mỹ với đội nữ pháo binh cả nước biết đến. Bây giờ, Ngư Thủy được chia thành 3 xã gồm: Ngư Thuỷ Bắc, Ngư Thuỷ Trung và Ngư Thuỷ Nam. Có lẽ cả dải đất ven biển nước Việt, ít có vùng nào lại nuôi cá nước ngọt như ở đây.
Từ nay đến tháng 11-2013, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Đại Từ được tỉnh Thái Nguyên giao triển khai Dự án “Nhân rộng mô hình ứng dụng khoa học và công nghệ nuôi cá Tầm” với kinh phí thực hiện là trên 200 triệu đồng, được trích từ nguồn sự nghiệp khoa học của tỉnh. Theo đó, khu vực được lựa chọn để nuôi cá tầm là vùng nước lạnh thuộc các xã nằm ven dãy núi Tam Đảo của huyện.