Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tiêu được giá, nhưng lo dịch bệnh

Tiêu được giá, nhưng lo dịch bệnh
Ngày đăng: 14/08/2015

Thu nhập cao từ cây tiêu

Vừa hái xong mấy sào tiêu, nông dân Trần Văn Ba đã nhanh chóng thuê người dọn cỏ cho vườn tiêu và tiến hành vô phân. Ông Ba là một trong những hộ dân có vườn tiêu lớn nhất nhì nông trường với 800 gốc tiêu. Mỗi năm ông thu về hơn 1 tấn tiêu khô. Sở dĩ tiêu của ông Ba luôn xanh tốt và cho quả là vì, ông biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

Ông Ba cho biết: “Tôi đã đưa hệ thống tưới phun tự động vào sử dụng được hai năm nay. Tuy chi phí đầu tư ban đầu có cao nhưng về lâu dài thì đem lại lợi nhuận cao hơn. Vì sử dụng hệ thống tưới phun tự động tôi có thể tiết kiệm được nhiều thứ như nhân công, tiền điện… Đặc biệt là vào mùa nắng có thể tiết kiệm được một lượng nước tưới đáng kể vì ở đây đào được cái giếng có nước là rất khó và phải đào trên 45m mới có nước”.

Theo tính toán của ông Ba thì mùa vụ năm nay trung bình mỗi gốc tiêu của ông cho ra 1,5kg tiêu khô. Như vậy với 800 gốc tiêu, ông thu được 1,2 tấn tiêu khô. Với giá bán 220 nghìn đồng/kg, sau khi trừ các khoản chi phí, ông lãi hơn 150 triệu đồng. “Đối với người nông dân ở đây thì cây tiêu là nguồn thu nhập chính. Và cũng nhờ năm nay giá tiêu tăng cao hơn năm trước mà tôi mới thu được lãi cao. Nếu so với các loại cây trồng khác thì đúng là cây tiêu cho thu nhập cao gấp nhiều lần”, ông Ba chia sẻ.

Không chỉ riêng ông Ba mà từ khi cây tiêu có chỗ đứng trên thị trường thì nhiều hộ dân trồng tiêu ở nông trường cũng đã khá lên nhờ loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao này. Hiện tại khu dân cư Nông trường 25.3 có 74 hộ dân sinh sống. Hầu hết các hộ này đều sống dựa vào cây tiêu.

Nông dân vẫn lo

Mặc dù giá tiêu năm nay tăng đột biến, nhưng hàng chục hộ dân trồng tiêu ở Nông trường 25.3 vẫn ăn ngủ không yên. Nguyên nhân là do từ nhiều tháng nay, hàng trăm gốc tiêu tự nhiên héo rũ rồi chết mà không rõ nguyên nhân. Điều này đã khiến cho năng suất tiêu giảm xuống đáng kể.

Nhìn những gốc tiêu xanh mướt dần bị khô héo, bà Trần Thị Nhương chỉ biết lắc đầu tiếc nuối: “Tuy giá tiêu năm nay cao hơn nhiều so với mấy năm trước, nhưng do tiêu bị chết khi quả còn non nên đã làm cho năng suất giảm đi rất nhiều. Trung bình mọi năm với 240 gốc tiêu tôi cũng thu được khoảng 3 tạ tiêu khô. Vậy mà mùa vụ năm nay chỉ thu được 1 tạ…”.

Lo lắng cho nguồn thu nhập chính bị giảm sút, người trồng tiêu ở nông trường cũng đã tìm mọi cách để cứu chữa. Tuy nhiên, đến nay người nông dân vẫn không tìm được lời giải nào về loại bệnh này. Để hạn chế tình trạng bệnh lây lan sang các gốc tiêu còn lại, người trồng tiêu đã tiến hành chặt bỏ và đốt cây tiêu. Còn những vùng đất xung quanh gốc tiêu bị bệnh thì họ cũng tiến hành xử lý bằng cách rải vôi để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Song liệu rằng với cách làm trên có xử lý được hết mầm bệnh, không lây lan sang các vườn tiêu khác hay không thì người dân vẫn chưa biết.

“Hiện tại thì bệnh mới phát triển, lây lan ở phía dưới nông trường. Còn khu vực phía trên thì cây tiêu vẫn phát triển xanh tốt. Thế nhưng nếu như không tìm ra nguyên nhân và trị được bệnh, thì những diện tích còn lại cũng có khả năng bị nhiễm bệnh. Song bây giờ mình chỉ có thể phòng chứ không thể chống được. Do đó trước mắt là phải chăm sóc tốt cho cây tiêu. Nhất là vào mùa mưa phải làm sao cho gốc tiêu thoát nước nhanh, tránh tình trạng ứ đọng nước”, nhiều nông dân chia sẻ.

Quảng Ngãi chưa phải là tỉnh phát triển về cây tiêu. Thế nhưng những năm gần đây, số lượng cây tiêu trên địa bàn tỉnh ngày càng mở rộng. Và thực tế cây tiêu đã phát huy được giá trị của một loại cây công nghiệp, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân Quảng Ngãi. Song điều mà nông dân trồng tiêu lo lắng chính là dịch bệnh đang lây lan trên cây tiêu…


Có thể bạn quan tâm

Đưa Giống Bưởi Diễn Vào Trồng Trên Đất Vĩnh Phúc Đưa Giống Bưởi Diễn Vào Trồng Trên Đất Vĩnh Phúc

Vĩnh Phúc là tỉnh có điều kiện tự nhiên khá thuận lợi cho cây bưởi phát triển, trong đó huyện Yên Lạc, Vĩnh Tường có lợi thế hơn cả, bởi nơi đây có quỹ đất lớn, chủ yếu là đất bãi, đất phù sa.

17/05/2012
Hơn 1 Ngàn Hécta Lúa Bị Ốc Bươu Vàng Ở Đồng Nai Hơn 1 Ngàn Hécta Lúa Bị Ốc Bươu Vàng Ở Đồng Nai

Theo Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Đồng Nai, hiện trên địa bàn tỉnh có hơn 1 ngàn hécta lúa hè - thu bị nhiễm ốc bươu vàng, tăng hơn 500 hécta so với giữa tháng 5-2012. Diện tích lúa hè - thu bị nhiễm ốc bươu vàng tăng nhanh, đa số đang trong thời kỳ mạ, đẻ nhánh, là do thường xuyên có mưa lớn, ốc theo nguồn nước mưa lây lan ra các ruộng. Các huyện có diện tích lúa bị nhiễm ốc bươu vàng nhiều là: Xuân Lộc, Tân Phú và Trảng Bom.

06/06/2012
Trồng Đu Đủ Đài Loan Cho Thu Nhập Cao Trồng Đu Đủ Đài Loan Cho Thu Nhập Cao

Ba năm trở lại đây, phong trào trồng cây đu đủ giống Đài Loan rất phát triển tại thôn Đồng Danh, xã Đức Ninh (Hàm Yên). Trong thôn hiện có 20 hộ trồng, hộ trồng ít nhất 100 cây, hộ nhiều nhất 350 cây. Đây là loại cây trồng có hiệu quả kinh tế cao so với các loại cây trồng khác như sắn, ngô… ở những chân đất cao, thoát nước tốt và có điều kiện bơm tưới

12/08/2011
VDB Đề Nghị Thủ Tướng Xem Xét Chấp Thuận 3 Giải Pháp Cứu Cá Tra VDB Đề Nghị Thủ Tướng Xem Xét Chấp Thuận 3 Giải Pháp Cứu Cá Tra

Ngân hàng Phát triển (VDB) ủng hộ các đề nghị của VASEP về gói hỗ trợ khẩn cấp cho DN cá tra Việt Nam. Trên cơ sở này, ngày 7/6/2012, VDB đã gửi Công văn hỏa tốc số 1812/NHPT-TDXK tới Thủ tướng Chính phủ đề xuất tháo gỡ khó khăn cho ngành cá tra theo Nghị quyết số 13/NQ-CP.

10/06/2012
Nhận Biết Tôm Khoẻ Và Tôm Bệnh Nhận Biết Tôm Khoẻ Và Tôm Bệnh

Tôm khoẻ mạnh vỏ thường có màu xanh lá cây, hoạt động (di chuyển, bắt mồi) nhanh nhẹn. Màu xanh da trời ở tôm khoẻ thường có ngay sau khi lột xác, một thời gian sau chuyển sang màu xanh lá cây. Cũng có giống tôm do di truyền hoặc do thức ăn, điều kiện nuôi dưỡng mà có màu xanh da trời ngay cả khi tôm khoẻ mạnh, cơ thể không lột xác.

17/05/2012