Hiệu quả mô hình trồng su su lấy ngọn ở xã Hồng Thái Tuyên Quang
Nhiệt độ trung bình năm 18,40C, độ ẩm không khí 80 - 85%, lượng mưa trung bình 1.800 - 2.200mm. Điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng ở đây phù hợp cho việc phát triển loại cây rau màu xứ lạnh như: Su hào, bắp cải, súp lơ, su su lấy ngọn.
Năm 2014, được sự giúp đỡ của Dự án hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn (TNSP) huyện, gia đình anh Đằng Đức Hầu, thôn Khau Tràng đã đưa vào trồng thử nghiệm hơn 3.000m2 cây su su lấy ngọn.
Tham gia thực hiện gia đình anh được dự án hỗ trợ giống, phân bón và kỹ thuật chăm sóc cây su su.
Nhờ nắm vững kiến thức và chăm sóc đúng quy trình nên toàn bộ diện tích cây su su của gia đình anh Hầu phát triển rất tốt, hiện cây su su đã cho thu hoạch, mỗi buổi chợ mang lại thu nhập cho gia đình từ 450 đến 500 nghìn đồng.
Anh Đằng Đức Hầu, thôn Khau Tràng, xã Hồng Thái (Nà Hang) chăm sóc vườn rau su su của gia đình.
Anh Hầu cho biết, chỉ hơn 3 tháng trồng cây su su đã cho thu hoạch.
Ưu điểm đặc biệt của cây su su là dễ trồng, ưa thời tiết mát mẻ, thời gian thu hoạch ngọn nhanh và kéo dài.
Cây su su trồng 1 lần và cho thu hoạch trong nhiều vụ tiếp theo bình quân từ 3 đến 5 năm, cách chăm sóc cũng rất đơn giản, dễ trồng, không mất nhiều công chăm sóc, ít sâu bệnh và chi phí đầu tư thấp.
Nhờ có nguồn thu nhập ổn định từ trồng su su mà gia đình anh đã mua được những trang bị thiết yếu trong gia đình, phần còn lại để trang trải cuộc sống và cho con cái học hành.
Đồng chí Đặng Đức Toàn, Bí thư Đảng ủy xã Hồng Thái cho biết, Đảng bộ xã xác định, toàn xã đẩy mạnh khai thác tiềm năng thế mạnh về thời tiết khí hậu và đất đai để mở rộng diện tích trồng cây ăn quả như cây mận và lê; quy hoạch phát triển cây chè đặc sản và quy hoạch phát triển vùng trồng rau đặc sản để cung cấp cho thị trường trong và ngoài huyện.
Ngay đầu vụ đông năm 2015 này, xã đã tổ chức cho nhiều hộ tham quan học tập mô hình trồng cây su su tại huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc.
Qua đó xây dựng kế hoạch phát triển trồng cây su su tại 23 hộ gia đình ở các thôn Hồng Ba, Pắc Khoang, Khau Tràng, Nà Mu với tổng diện tích trên 3 ha.
Hiện bà con ở các thôn trên đã tiến hành trồng cây su su theo kế hoạch.
Việc mở rộng diện tích trồng cây su su lấy ngọn tại xã là tiền đề để xây dựng vùng sản xuất cây su su hàng hóa, góp phần thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu cây trồng, khai thác tiềm năng lợi thế diện tích sẵn có của địa phương, tạo ra sản phẩm chất lượng tốt, sạch, mang lại đặc trưng riêng của xã Hồng Thái.
Từ đó, giúp người dân có một hướng đi mới trong phát triển sản xuất nông nghiệp, từng bước nâng cao đời sống của người dân.
Có thể bạn quan tâm
Ông Ba Nhàn nhớ lại, năm 2005 gia đình ông từ Rạch Giá (Kiên Giang) ra sống trên đất đảo hoang sơ. Tại đây, ông chỉ xin được khoảnh đất nhỏ đủ cất được cái nhà trú mưa trú nắng cho vợ con sinh sống. Ông Ba Nhàn làm nghề đi tàu biển thuê. Mỗi lần tàu cập bến, chủ tàu cho phân loại các loài thủy hải sản để bán.
Ngoài ra còn có hàng trăm gia trại chăn nuôi trong nông hộ có thể phát triển chăn nuôi một số con nuôi đặc sản như lợn bản địa, don, nhím. Tổng đàn gia súc, gia cầm của tỉnh gồm gần 105.000 con trâu, bò, dê, hơn 5,3 triệu con gà, vịt.
Theo Sở NN&PTNT tỉnh Kiên Giang, các cơ sở thu mua tôm sú nguyên liệu thường tổ chức người canh gác, tập trung hàng hoá ở những địa bàn phức tạp, sâu trong những đoạn kênh rạch xa xôi, hẻo lánh, thậm chí vừa chở hàng trên sông vừa bơm chích tạp chất vào tôm.
Năm 1984, rời Đà Lạt, ông Ngô Tuất (1945) xuống thôn Hương Thủy, xã Hương Lâm, huyện Đạ Tẻh với quyết tâm phát triển sản xuất để nuôi 4 con nhỏ trưởng thành. Buổi đầu vợ chồng ông bà làm ruộng lúa, hoa màu, đậu đỗ và trồng dâu nuôi tằm trên diện tích vườn 3,1 ha tự khai phá mà có.
Mỗi tàu công suất 500CV tiêu thụ từ 70 đến 75 nghìn lít dầu cho mỗi chuyến đi biển 3 tháng, khi giá dầu tăng thêm 500 đồng một lít, chủ tàu phải đội thêm chi phí gần 38 triệu đồng mỗi chiếc. Trong ảnh: Tàu đánh bắt xa bờ cập cảng Cát Lở lấy dầu, nước đá đi biển.