Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mô hình lúa - tôm ở huyện Hồng Dân (Bạc Liêu) hiệu quả kinh tế cao và bền vững

Mô hình lúa - tôm ở huyện Hồng Dân (Bạc Liêu) hiệu quả kinh tế cao và bền vững
Tác giả: Minh Đạt
Ngày đăng: 30/06/2016

Vùng mặn huyện Hồng Dân có hơn 23.700ha, chủ yếu là nuôi tôm quảng canh, quảng canh cải tiến, các mô hình kết hợp như lúa - tôm sú, lúa - tôm - cá, lúa - tôm càng xanh, lúa - tôm - cua… Vụ tôm nuôi (vụ 1/2016), nông dân trong huyện xuống giống hơn 20.000ha. Tuy nhiên, do ảnh hưởng El Nino, hạn hán và mặn xâm nhập đã làm hơn 3.200ha tôm nuôi bị thiệt hại. Trong đó, xã Ninh Thạnh Lợi A bị thiệt hại cao nhất với gần 1.600ha, xã Ninh Thạnh Lợi 950ha, xã Vĩnh Lộc A 434ha…

Nhiều hộ nuôi tôm ở các xã Lộc Ninh, Vĩnh Lộc, Vĩnh Lộc A cho biết, mặc dù tôm nuôi liên tục thất bại nhưng khi áp dụng mô hình sản xuất 1 vụ lúa - 1 vụ tôm hoặc 1 vụ lúa - 2 vụ tôm thì trúng đậm. Điển hình như hộ ông Trần Văn Hạnh (ấp Nhụy Cầm, xã Vĩnh Lộc), từ khi áp dụng mô hình 1 vụ lúa - 2 vụ tôm, gia đình có thu nhập ổn định, cuộc sống dần được cải thiện.

Ông Hạnh cho biết: “Mô hình lúa - tôm cho hiệu quả kinh tế cao, thu nhập ổn định, nhưng điều quan trọng là qua sản xuất lúa đã cải thiện được môi trường ao nuôi tôm. Bởi, sau mỗi vụ lúa, tôm nuôi ít bị dịch bệnh và lớn rất nhanh”.

Qua khảo sát thực tế sản xuất tại ấp Bà Ai I (xã Lộc Ninh) và ấp Nhụy Cầm (xã Vĩnh Lộc), ông Dương Thành Trung, Chủ tịch UBND tỉnh đã có những chỉ đạo cụ thể, sát với tình hình thực tế.

Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh đã thống nhất với kiến nghị của huyện Hồng Dân về việc đầu tư xây dựng tuyến đường bờ bao để ngăn mặn, đảm bảo sản xuất lúa - tôm của nông dân. Đồng thời đề nghị lãnh đạo huyện Hồng Dân và các sở, ngành liên quan cần nghiên cứu giải pháp công trình để sớm triển khai thực hiện, vừa đảm bảo giá trị lâu dài và đạt hiệu quả cao. Bên cạnh đó, tích cực tuyên truyền nông dân thay đổi tập quán sản xuất. Ngành Nông nghiệp cần bố trí lịch thời vụ, đưa các giống lúa ngắn ngày chịu mặn vào sản xuất, tổ chức tập huấn kỹ thuật cho nông dân sản xuất lúa - tôm...

Tin rằng, khi các công trình ngăn mặn và giữ ngọt hoàn thành, đưa vào sử dụng, mô hình lúa - tôm ở huyện Hồng Dân sẽ được nhân rộng và phát triển bền vững.


Có thể bạn quan tâm

Mô hình trồng chuối tây thu trăm triệu đồng ở xã Kim Bình Mô hình trồng chuối tây thu trăm triệu đồng ở xã Kim Bình

Chỉ bằng nghề trồng chuối tây, hàng trăm hộ dân ở xã Kim Bình (huyện Chiêm Hóa, Tuyên Quang) đã có thu nhập từ 100 triệu đồng/hộ trở lên. Chuối tây ở Kim Bình giờ được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc với số lượng và giá cả ổn định.

22/06/2016
Nuôi gà Phùng thu lãi 500 triệu/ năm Nuôi gà Phùng thu lãi 500 triệu/ năm

Là người tiên phong chăn nuôi giống gà Phùng tại địa phương, mỗi năm gia đình chị Phạm Thị Hoan, xóm Tân Đông, Đồng Văn, Tân Kỳ (Nghệ An) thu lãi hơn gần 500 triệu đồng.

24/06/2016
Thu nhập 400 triệu đồng mỗi năm từ nuôi gà và ếch Thu nhập 400 triệu đồng mỗi năm từ nuôi gà và ếch

Với thu nhập trên 400 triệu đồng lãi ròng mỗi năm, chị Nguyễn Thị Quỳnh ở bản Kẻ May, xã Cẩm Sơn, huyện Anh Sơn (Nghệ An) trở thành triệu phú nhờ nuôi ếch, gà giống.

30/06/2016
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.