Hiệu quả mô hình trồng su su lấy ngọn ở xã Hồng Thái Tuyên Quang
Nhiệt độ trung bình năm 18,40C, độ ẩm không khí 80 - 85%, lượng mưa trung bình 1.800 - 2.200mm. Điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng ở đây phù hợp cho việc phát triển loại cây rau màu xứ lạnh như: Su hào, bắp cải, súp lơ, su su lấy ngọn.
Năm 2014, được sự giúp đỡ của Dự án hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn (TNSP) huyện, gia đình anh Đằng Đức Hầu, thôn Khau Tràng đã đưa vào trồng thử nghiệm hơn 3.000m2 cây su su lấy ngọn.
Tham gia thực hiện gia đình anh được dự án hỗ trợ giống, phân bón và kỹ thuật chăm sóc cây su su.
Nhờ nắm vững kiến thức và chăm sóc đúng quy trình nên toàn bộ diện tích cây su su của gia đình anh Hầu phát triển rất tốt, hiện cây su su đã cho thu hoạch, mỗi buổi chợ mang lại thu nhập cho gia đình từ 450 đến 500 nghìn đồng.
Anh Đằng Đức Hầu, thôn Khau Tràng, xã Hồng Thái (Nà Hang) chăm sóc vườn rau su su của gia đình.
Anh Hầu cho biết, chỉ hơn 3 tháng trồng cây su su đã cho thu hoạch.
Ưu điểm đặc biệt của cây su su là dễ trồng, ưa thời tiết mát mẻ, thời gian thu hoạch ngọn nhanh và kéo dài.
Cây su su trồng 1 lần và cho thu hoạch trong nhiều vụ tiếp theo bình quân từ 3 đến 5 năm, cách chăm sóc cũng rất đơn giản, dễ trồng, không mất nhiều công chăm sóc, ít sâu bệnh và chi phí đầu tư thấp.
Nhờ có nguồn thu nhập ổn định từ trồng su su mà gia đình anh đã mua được những trang bị thiết yếu trong gia đình, phần còn lại để trang trải cuộc sống và cho con cái học hành.
Đồng chí Đặng Đức Toàn, Bí thư Đảng ủy xã Hồng Thái cho biết, Đảng bộ xã xác định, toàn xã đẩy mạnh khai thác tiềm năng thế mạnh về thời tiết khí hậu và đất đai để mở rộng diện tích trồng cây ăn quả như cây mận và lê; quy hoạch phát triển cây chè đặc sản và quy hoạch phát triển vùng trồng rau đặc sản để cung cấp cho thị trường trong và ngoài huyện.
Ngay đầu vụ đông năm 2015 này, xã đã tổ chức cho nhiều hộ tham quan học tập mô hình trồng cây su su tại huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc.
Qua đó xây dựng kế hoạch phát triển trồng cây su su tại 23 hộ gia đình ở các thôn Hồng Ba, Pắc Khoang, Khau Tràng, Nà Mu với tổng diện tích trên 3 ha.
Hiện bà con ở các thôn trên đã tiến hành trồng cây su su theo kế hoạch.
Việc mở rộng diện tích trồng cây su su lấy ngọn tại xã là tiền đề để xây dựng vùng sản xuất cây su su hàng hóa, góp phần thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu cây trồng, khai thác tiềm năng lợi thế diện tích sẵn có của địa phương, tạo ra sản phẩm chất lượng tốt, sạch, mang lại đặc trưng riêng của xã Hồng Thái.
Từ đó, giúp người dân có một hướng đi mới trong phát triển sản xuất nông nghiệp, từng bước nâng cao đời sống của người dân.
Related news

Sau một thời gian triển khai, mô hình nuôi cá lăng vàng không chỉ là hướng đi mới, mà còn hứa hẹn sẽ thúc đẩy phát triển phong trào nuôi trồng thuỷ sản và cải thiện đời sống thu nhập cho bà con nông dân huyện Đông Triều (Quảng Ninh).

Để nguồn lợi thủy sản phát triển bền vững, bên cạnh việc quy hoạch bãi giống, bãi đẻ thì việc tái tạo nguồn lợi thủy sản đang được quan tâm.

Nhiều hộ chăn nuôi dù đã bảo vệ thành công đàn gia cầm trong dịch cúm, nhưng lại khó bảo vệ kinh tế của mình trước lượng cầu đang sụt giảm.

Tại các chợ, giá thịt heo cũng tăng từ 3-5 ngàn đồng/kg. Theo các thương lái chuyên mua heo giết mổ đưa về các chợ đầu mối trong và ngoài tỉnh, khả năng giá heo hơi sẽ còn tiếp tục giữ mức cao trong một vài tuần tới.

Theo tính toán của các hộ trồng ớt, sau 2 tháng trồng ớt sẽ bắt đầu cho thu hoạch, thời gian thu hoạch liên tục từ 4 đến 5 tháng, sản lượng đạt từ 25 đến 30 tấn/ha, thu nhập bình quân của mỗi ha ớt đạt từ 175 đến 220 triệu đồng (đã trừ chi phí). Với lợi nhuận cao gấp nhiều lần so với những cây trồng khác nên huyện Yên Định đang chỉ đạo các xã rà soát để mở rộng diện tích trồng ớt trong thời gian tới.