Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trà Vinh Thu Hoạch Gần 30.000 Tấn Tôm

Trà Vinh Thu Hoạch Gần 30.000 Tấn Tôm
Ngày đăng: 04/09/2014

Trong số 30.000 tấn tôm, có gần 20.000 tấn tôm thẻ chân trắng, vượt gần 43% kế hoạch năm, tăng gần gấp đôi so với vụ nuôi năm 2013 và hơn 10.000 tấn tôm sú đạt hơn 74% kế hoạch năm.

Theo Sở NNPTNT tỉnh Trà Vinh, đến cuối tháng 8/2014, các hộ nuôi tôm ở vùng ngập mặn ven biển thuộc 4 huyện Duyên Hải, Cầu Ngang, Trà Cú và Châu Thành đã thu hoạch được gần 30.000 tấn tôm thương phẩm, đạt 109% kế hoạch năm, tăng hơn 6.000 tấn so với cả vụ nuôi năm 2013.

Tuy nhiên, khi bước vào đầu vụ thu hoạch, các hộ nuôi tôm biển ở Trà Vinh đối mặt với giá cả mặt hàng tôm nguyên liệu liên tục giảm gây thiệt hại không nhỏ cho người nuôi. Trong đó tôm thẻ chân trắng giảm mạnh nhất, loại 50 đến 60 con/kg có lúc chỉ còn 100.000-110.000 đồng/kg, giảm khoảng 80.000-90.000 đồng/kg với cuối năm 2013.

Điều đáng mừng là sau thời gian sụt giảm mạnh, đến giữa tháng 6/2014 giá tôm thẻ chân trắng nguyên liệu ở Trà Vinh tăng thêm khoảng 20.000-30.000 đồng/kg (tuỳ loại). Tuy giá hiện còn thấp hơn so với thời điểm cuối năm 2013 song nếu không gặp rủi ro dịch bệnh người nuôi vẫn sẽ thu lãi khá.

Vụ nuôi tôm biển năm 2014 ở vùng ngập mặn, ven biển tỉnh Trà Vinh có gần 34.500 lượt hộ thả nuôi trên 4 tỷ con tôm giống trên diện tích khoảng 40.000 ha. Trong đó, có hơn 7.000 hộ thả nuôi 2,2 tỷ con tôm thẻ chân trắng trên diện tích hơn 4.200 ha, tăng gấp 4 lần so với cả vụ nuôi năm trước.

Tuy đầu vụ nuôi gặp nhiều bất lợi về thời tiết và môi trường khiến khoảng 23% diện tích tôm nuôi bị thiệt hại nhưng nhờ tập trung chỉ đạo, tăng cường cán bộ thuỷ sản hướng dẫn kỹ thuật nên tình trạng tôm nuôi bị chết đã sớm được khắc phục.

Trà Vinh hiện còn khoảng hơn 12.000 ha tôm nuôi chưa thu hoạch, hiện đang phát triển tốt; trong đó, có gần 3.000 ha nuôi theo hình thức thâm canh (công nghiệp) và bán thâm canh (bán công nghiệp) có khả năng cho năng suất cao.


Có thể bạn quan tâm

Hiệu quả từ mô hình 3 giảm 3 tăng Hiệu quả từ mô hình 3 giảm 3 tăng

Mô hình 3 giảm 3 tăng (3G3T) trong sản xuất lúa giúp nông dân từng bước tiếp cận với những phương thức, kỹ thuật canh tác lúa đem hiệu quả kinh tế cao, hiện mô hình này giúp nông dân ở xã Hòa Tân, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp nâng cao thu nhập và giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong sản xuất nông nghiệp.

16/06/2015
Ngô có bắp nhưng không hạt do nắng nóng ở Hà Giang Ngô có bắp nhưng không hạt do nắng nóng ở Hà Giang

Do thời tiết nắng nóng kéo dài, nhiều diện tích lúa, ngô, đậu tương ở tỉnh Hà Giang bị giảm năng suất hoặc mất trắng. Nặng nhất là ở hai huyện phía tây của tỉnh là Hoàng Su Phì và Xín Mần có hàng trăm ha ngô đến kỳ cho thu hoạch người dân mới phát hiện ra bắp ngô chỉ có nõn chứ không có hạt hoặc có cũng rất ít.

16/06/2015
Nông dân kêu cứu vì lúa bị chết Nông dân kêu cứu vì lúa bị chết

Liên tục các vụ sản xuất lúa gần đây, nông dân ở xã Long Khánh A và Long Khánh B (huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp) “đau đầu” khi xuống giống xong, lúa không đâm chồi, chết cây giai đoạn mạ hoặc một số diện tích khác khi trổ chín bị rụt bông, không thu hoạch được.

16/06/2015
Bắp lai SSC 2095 chịu hạn Bắp lai SSC 2095 chịu hạn

Với đặc tính hạt màu vàng cam, dạng nửa đá, múp đầu, sâu cay, hạt to nặng, SSC 2095 hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu thị hiếu của nông dân.

16/06/2015
Giá cây đinh lăng tăng cao, vì sao? Giá cây đinh lăng tăng cao, vì sao?

Cây đinh lăng thường được trồng làm cảnh, lấy lá ăn sống hoặc dùng trong đông y; giá trị kinh tế không cao. Tuy nhiên, thời gian gần đây, nhiều thương lái đi mua gom cây đinh lăng với giá cao khiến loại cây này trở nên khan hiếm. Vì sao?

16/06/2015