Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Tôm Càng Xanh Trong Ao Đất

Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Tôm Càng Xanh Trong Ao Đất
Publish date: Friday. November 8th, 2013

Về xã Yên Hồ (Đức Thọ - Hà Tĩnh) trong những ngày cuối thu, chúng tôi được ông Nguyễn Văn Hải - Chủ tịch UBND xã dẫn đi “mục sở thị” hiệu quả của mô hình nuôi tôm càng xanh trong ao đất của anh Lê Thanh Hà - một điển hình của công đoàn xã trong phát triển kinh tế.

Với gần 1,5 ha ao hồ mặt nước, trước đây, anh Lê Thanh Hà chủ yếu ương nuôi cá giống và nuôi cá thịt như trắm cỏ, chép, mè, trôi… doanh thu chỉ đạt 20-30 triệu đồng/năm, trong khi thị trường tiêu thụ lại khó khăn. Anh đã trăn trở làm thế nào để vừa tận dụng được diện tích sẵn có, vừa nâng cao hiệu quả kinh tế. Qua nhiều năm tìm hiểu về mô hình nuôi tôm càng xanh xen ghép ở nhiều địa phương, đến đầu năm 2013, sau khi bán hết cá giống, anh Hà quyết định không nuôi cá thịt, mà ra tận Quảng Ninh mua 11 vạn con tôm giống càng xanh về thả nuôi.

Bước đầu do chưa có kinh nghiệm nên tôm bị chết gần nửa. Không nản chí, anh tiếp tục mua thêm 6 vạn con tôm giống về nuôi. Nhờ tuân thủ quy trình kỹ thuật nên tôm phát triển tốt. Sau gần 7 tháng thả nuôi, sản lượng tôm đạt khoảng 3.300 kg, với giá bán 230 ngàn đồng/kg, doanh thu khoảng 1,3 tỷ đồng, trừ chi phí cho lãi trên 250 triệu đồng.

Trao đổi với chúng tôi, anh Hà cho biết: “Tôm càng xanh rất dễ nuôi, ít bị dịch bệnh, thu nhập cao gấp đôi so với cá, lại dễ tiêu thụ. Hiện nay, giá con giống hơi cao và rất khó khăn trong chọn lựa con giống chất lượng. Người nuôi phải có kinh nghiệm mới chọn được loại giống tốt”. Theo kinh nghiệm của anh, khi cho tôm ăn, rải thức ăn quanh ao, cách bờ chừng 3m và để lại khoảng 2-3% lượng thức ăn cho vào sàng để theo dõi, kiểm soát, vừa tiết kiệm vừa giảm ô nhiễm nguồn nước. Hàng tuần, bơm thêm nước vào ao hoặc xả nước bẩn ra. Trong những tháng đầu, định kỳ bón vôi bột 1 lần, liều lượng 20 kg/100 m2. Vôi được hòa tan trong nước và tạt đều khắp ao để làm sạch nguồn nước, giúp tôm nhanh lớn.

Mô hình nuôi tôm càng xanh xen ghép với các giống cá truyền thống trong ao đất đầu tiên của xã Yên Hồ đã đưa lại hiệu quả kinh tế cao. Điều đó cho thấy, tôm càng xanh có thể sinh trưởng, phát triển tốt ở vùng đất này, góp phần nâng cao đời sống người dân, giải quyết việc làm và góp phần phát triển KT-XH địa phương.


Related news

Nuôi Cá Tầm Ở Tây Giang Người Dân Bắt Đầu Hưởng Lợi Nuôi Cá Tầm Ở Tây Giang Người Dân Bắt Đầu Hưởng Lợi

Sau bước đầu nuôi thí điểm thành công giống cá tầm xứ lạnh của Nga, giờ đây người dân khu vực Tr’Lêê (thôn Agrồng, xã A Tiêng, Tây Giang - Quảng Nam) đã bắt đầu hưởng lợi từ mô hình này, mở ra hướng thoát nghèo cho đồng bào vùng cao.

Monday. August 5th, 2013
Nuôi Vịt An Toàn Sinh Học Nuôi Vịt An Toàn Sinh Học

Năm 2013, từ nguồn kinh phí hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Trung tâm KN-KN Bắc Ninh đã triển khai mô hình phát triển chăn nuôi vịt đẻ hướng thịt ATSH.

Monday. August 5th, 2013
Hàng Chục Ngàn Tấn Sò Lông Đến Kỳ Thu Hoạch Nhưng Chưa Được Khai Thác Ở Kiên Giang Hàng Chục Ngàn Tấn Sò Lông Đến Kỳ Thu Hoạch Nhưng Chưa Được Khai Thác Ở Kiên Giang

Hiện nay, tại huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang, khoảng 15.000 tấn sò lông đến kỳ thu hoạch nhưng chưa được khai thác, còn nằm dưới bãi nuôi vì không có thương lái mua, khiến nhiều hộ dân nuôi sò gặp khó khăn trong việc tìm đầu ra cho loài thủy sản hai mảnh vỏ này.

Tuesday. April 23rd, 2013
Gà Ta Gò Công Được Bao Tiêu Với Giá Cao Gà Ta Gò Công Được Bao Tiêu Với Giá Cao

Hợp tác xã (HTX) Chăn nuôi – Thủy sản Gò Công (Thị xã Gò Công, Tiền Giang) đã được Công ty TNHH San Hà (Tp. Hồ Chí Minh) ký hợp đồng bao tiêu toàn bộ sản phẩm gà ta “Gò Công” chăn nuôi theo quy trình an toàn với giá 60.000 đồng/kg đối với gà trống và 75.000 đồng/kg đối với gà mái. Với mức giá trên, hộ xã viên nuôi 1.000 con gà ta Gò Công sẽ thu lãi 30 triệu đồng sau chu kỳ 3 tháng nuôi.

Monday. August 5th, 2013
Hiệu Quả Từ Chuyển Dịch Cơ Cấu Cây Trồng Ở Chư Pah (Gia Lai) Hiệu Quả Từ Chuyển Dịch Cơ Cấu Cây Trồng Ở Chư Pah (Gia Lai)

Tác động của thời tiết nắng nóng kéo dài đã làm gần 190 ha cây trồng vụ Đông Xuân 2012-2013 trên địa bàn huyện Chư Pah (Gia Lai) bị hạn; trong đó 30 ha bị mất trắng, số còn lại đang dần phục hồi. Theo Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chư Pah - ông Phạm Minh Châu, diện tích cây trồng bị hạn vụ sản xuất năm nay giảm nhiều so với năm 2010 trở về trước.

Tuesday. April 23rd, 2013