Hiệu quả mô hình nuôi cá chim vây vàng thương phẩm ở Quảng Bình

Qua theo dõi sau gần 5 tháng nuôi thấy, tỷ lệ cá sống đạt trên 90%, không có dịch bệnh nguy hiểm xảy ra, tốc độ tăng trưởng giữa các tháng trung bình từ 30 - 50g, đến thời điểm này trọng lượng trung bình đạt 200g/con, số vượt đàn đạt 250g/con.
Sản lượng ước đạt 400kg, với giá bán trên thị trường hiện nay là 160.000 đồng/kg, doanh thu đạt 64 triệu đồng, trừ chi phí, hộ gia đình thu lãi gần 22 triệu đồng. Đây là mô hình cho hiệu quả kinh tế cao trong bối cảnh nuôi tôm bị dịch bệnh thường xuyên và lây lan nhanh, gây tổn thất lớn cho người nuôi.
Như vậy, có thể khẳng định, mô hình nuôi cá chim vây vàng thương phẩm đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Thành công của mô hình có ý nghĩa quan trọng trong việc thay đổi dần tập quán canh tác cũ, nâng cao hiệu quả sản xuất và đời sống cho bà con nông dân. Đồng thời, bổ sung đối tượng nuôi mới, luân canh xen vụ với các đối tượng tôm, cua nhằm thay đổi môi trường nuôi, hạn chế dịch bệnh tiến tới nuôi bền vững, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người nuôi.
Có thể bạn quan tâm

Không những giữ vững cây chè bản địa mà những năm trở lại đây, huyện Minh Long đã có những chủ trương, chính sách phát triển diện tích chè; đồng thời có hướng đăng ký thương hiệu để cây chè Minh Long trở thành đặc sản của tỉnh nhà.

Kể từ khi khu tái định cư (TĐC) Đồng Sát, thôn Long Thạnh 1, xã Phổ Thạnh (Đức Phổ) được xây dựng và đưa vào sử dụng cũng là lúc cánh đồng Đồng Sát – nằm ngay cạnh khu TĐC buộc phải bỏ hoang vì bị nhiễm mặn.

Sáng 13.11, UBND huyện Thăng Bình tổ chức lớp tập huấn nghề lưới rê hỗn hợp cho gần 100 ngư dân trên địa bàn huyện.

Huyện Đại Lộc vừa hội nghị tổng kết sản xuất ngành nông nghiệp năm 2015, triển khai kế hoạch năm 2016 và chỉ đạo cụ thể sản xuất vụ đông xuân 2015-2016.

Nghề trồng hoa, cây cảnh theo hướng hàng hóa của Quảng Nam đã định hình và có những bước phát triển mạnh trong thời gian qua, đem lại thu nhập lớn cho các nông hộ trên địa bàn tỉnh.