Đà Lạt Phát Triển Đô Thị Nông Nghiệp Sạch

Theo số liệu thống kê, đến năm 2012 Đà Lạt có 9.451ha đất canh tác. Điều đáng lưu ý là từ năm 2012 đến nay, diện tích đất nông nghiệp của Đà Lạt không còn mở rộng, thậm chí là đang giảm dần vì quá trình đô thị hóa.
Ông Nguyễn Trúc Bồng Sơn - Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng cho biết: “Trước thực tế này, vấn đề đặt ra cho nông dân Đà Lạt là phải đẩy mạnh việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất cũng như chất lượng sản phẩm nông nghiệp. Một trong những biện pháp đang được triển khai nhằm giải quyết vấn đề này đó là việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp ở Đà Lạt”.
Theo thống kê của Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng, trong 9.451ha đất canh tác nông nghiệp ở Đà Lạt, diện tích được sản xuất rau và hoa chiếm khoảng 4.600ha. Trong 4.600ha này, diện tích rau và hoa có ứng dụng công nghệ cao chiếm đến 3.200ha.
Số liệu của Sở NNPTNT Lâm Đồng cho thấy: Tại Đà Lạt, nông dân trồng rau theo quy trình an toàn có thu nhập bình quân mỗi năm 250 triệu đồng/ha; rau cao cấp: 800 triệu đồng/ha. Với nông dân trồng hoa, thu nhập còn cao hơn: Trồng hoa cắt cành thu trung bình 550 triệu đồng/ha/năm; hoa cao cấp 1 tỷ đồng trở lên.
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Trúc Bồng Sơn: “Có thể đánh giá chung là sản xuất nông nghiệp của thành phố chủ yếu theo mô hình kinh tế hộ gia đình nhỏ lẻ, manh mún... nên việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật từ khâu sản xuất đến khâu bảo quản và thị trường còn nhiều hạn chế và gặp nhiều khó khăn, nhất là đối với ngành rau và hoa”.
Ông Sơn nhấn mạnh: “Thực tế phát triển nông nghiệp đô thị Đà Lạt đang đặt ra nhiều vấn đề: Muốn giữ mục tiêu xây dựng Đà Lạt trở thành đô thị du lịch - nghỉ dưỡng, trở thành đô thị sinh thái - cảnh quan - đa dạng sinh học thì cần phải nghiên cứu xác định rõ vai trò sản xuất nông nghiệp của Đà Lạt; từ đó đề ra chủ trương và giải pháp cụ thể và lâu dài cho ngành sản xuất này”.
Cũng theo ông Sơn, để giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa du lịch và nông nghiệp của đô thị Đà Lạt thì TP.Đà Lạt cần phải có chính sách phát triển nông nghiệp đô thị bền vững, mà cụ thể là phải xây dựng một đề án phát triển nông nghiệp theo hướng đô thị; đồng thời, phát triển nông nghiệp theo hướng xanh - sạch.
Có thể bạn quan tâm

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 89/2015/NĐ-CP (gọi tắt là Nghị định 89) sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Nghị định 67/2014/NĐ-CP về một số chính sách phát triển thủy sản (Nghị định 67) để phù hợp hơn với thực tế.

Tuần qua, đoàn công tác thuộc dự án JICA và TP.Minamiboso (Nhật Bản) do ông Fumio Kato dẫn đầu đã có chuyến khảo sát đánh giá các hạng mục do dự án tài trợ cho Quảng Nam từ năm 2011 đến nay. Chuyến đi này đồng thời mở ra những kỳ vọng mới trong thời gian tới.

Làng Măng Lùng thuộc thôn 2 xã Trà Linh (Nam Trà My), theo tiếng Xê Đăng có nghĩa là sương mù. Ở độ cao hơn 1.000m trên sườn núi Ngọc Linh nhưng cuộc sống của người Xê Đăng nơi đây không còn nghèo đói là nhờ trồng sâm Ngọc Linh.

Quảng Nam chủ trương sắp xếp, đổi mới các lâm trường quốc doanh nhiều năm nay, song còn đó những bất cập trong quản lý, phát triển tài nguyên rừng.

Sau hơn 1 năm triển khai, mô hình đồng quản lý nghề cá ven bờ ở Khánh Hòa đã mang lại những tín hiệu tích cực, góp phần tái tạo nguồn lợi thủy sản.