Hiệu Quả Mô Hình Kinh Tế Vùng Cao
Chuyển đổi phương thức sản xuất, chăn nuôi, góp phần phát triển kinh tế bền vững, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống… là hướng đi mới hiệu quả từ các mô hình kinh tế ở Nam Giang.
Gần 3 năm, kể từ khi mô hình chăn nuôi bò theo nhóm hộ của Đoàn Kinh tế - quốc phòng 207 được triển khai tại thôn Pa Lan (xã La Êê, huyện Nam Giang), đã mang lại nhiều niềm vui cho các hộ dân đồng bào bản địa. Là địa phương duy nhất của huyện Nam Giang được chọn thí điểm mô hình nuôi bò nhóm hộ, thôn Pa Lan hiện có hơn 20 con bò chung của hai nhóm hộ, đang phát triển khá tốt.
Theo anh Pơloong Vinh, thành viên nhóm hộ chăn nuôi bò thôn Pa Lan, từ ngày triển khai mô hình này, người dân trong thôn đều cùng nhau chăm sóc và xem như tài sản chung của cả làng. “Sau này, nếu đàn bò đẻ thêm nhiều con, chúng tôi sẽ xem xét tặng cho hộ nào khó khăn nhất để làm vốn phát triển kinh tế” - anh Vinh cho hay.
Làng Abát (xã Chà Vàl) xưa kia là một vùng đất khó khiến cuộc sống dân sinh nghèo nàn, lạc hậu. Nhưng vài năm trở lại đây, khi người dân đã bắt đầu biết xen canh tăng vụ, trồng rau đậu, các loại sắn bắp, chấm dứt tình trạng độc canh cây lúa… đời sống được nâng lên rõ rệt.
Từ các nguồn vốn chương trình đầu tư của Chính phủ, đồng bào bản địa đã dần hình thành nhiều mô hình trang trại, chăn nuôi; khôi phục và phát triển nghề truyền thống. Đường sá đi lại thuận tiện, việc trao đổi hàng hóa vì thế cũng được dễ dàng.
Bây giờ, Abát trông như một thị trấn nhỏ, trở thành trung tâm thương mại trọng điểm của 6 xã vùng cao Nam Giang. Mới đây, khi chợ phiên Abát được triển khai đã giúp việc giao thương được dễ dàng hơn với người dân bản địa. Chơ Rưm Nhiên - Bí thư Huyện ủy Nam Giang cho rằng, “chợ phiên là cầu nối giao thương giữa đồng bào vùng cao Nam Giang, tạo cơ hội và điều kiện giúp đồng bào thay đổi trong phương thức sản xuất, trao đổi hàng hóa, phát triển kinh tế hộ bền vững”.
Ở huyện Nam Giang, những năm gần đây cũng đã xuất hiện ngày càng nhiều cá nhân tiêu biểu trong công tác phát triển kinh tế gia đình tại địa phương.
Đó là những hộ dân đã biết cách tư duy trong phương thức sản xuất, xây dựng mô hình hiệu quả và chăm lo phát triển kinh tế theo hướng bền vững.
Trong đó, phải kể đến các hộ Alăng Piêm, thôn 2 (xã Tà Pơơ); Arất Vừng, thôn Pà Dương (thị trấn Thạnh Mỹ); Brao Ngát, thôn Đắc Ôốc và Tơ Ngôl Ngơn, ở thôn Công Tơ Rơn (xã La Dêê);… với thu nhập mỗi năm lên đến hàng chục triệu đồng.
Nguồn bài viết: http://baoquangnam.com.vn/kinh-te/nong-nghiep-nong-thon/201412/hieu-qua-mo-hinh-kinh-te-vung-cao-569878/
Có thể bạn quan tâm
Thông tin từ Chi cục Thú y tỉnh Thái Bình, tính đến hết ngày 7-5 dịch bệnh đốm trắng trên tôm sú và tôm thẻ phát sinh tại hai xã Thái Đô (huyện Thái Thụy) và Đông Minh (Tiền Hải) có diễn biến phức tạp. Diện tích ao nuôi có tôm chết là 4,274 ha với số lượng giống thả là 2,215 triệu con.
Giữ vị trí lớn thứ 2 thế giới về xuất khẩu gạo, thứ 5 về xuất khẩu chè và thứ 4 về xuất khẩu tôm, song, những ngôi vị huy hoàng này đang có nguy cơ tuột khỏi Việt Nam. Thiếu thông tin, tổ chức sản xuất yếu là nguyên nhân chính.
Cao su liên tục rớt giá mạnh khiến từ nông dân cho tới doanh nghiệp điêu đứng, thậm chí phải chặt bỏ hoặc rao bán.
Dù chỉ chăn nuôi heo ở quy mô nhỏ lẻ, nhưng nhiều hộ nông dân tại xã Quảng Trị (huyện Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng) đã biết liên kết với nhau để cùng mua cám với số lượng lớn. Sự liên kết này đã giúp họ mua được cám với giá rẻ của đại lý, nên chi phí chăn nuôi giảm và lợi nhuận tăng đáng kể.
Mùa khô hạn, chuồng trại nuôi dê phải khô ráo, sạch sẽ, thông thoáng, tránh được nóng và ẩm ướt. Sàn chuồng phải cách mặt đất từ 50 – 80cm. Chuồng nuôi cần đảm bảo diện tích: Dê đực giống: 1,5 - 2m2, dê thịt 0,6m2. Cần tăng cường vệ sinh chuồng trại, vệ sinh sạch sẽ máng ăn, máng uống hàng ngày, định kỳ phun thuốc sát trùng 2 tuần/lần.