Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nữ doanh nhân trên vùng cát

Nữ doanh nhân trên vùng cát
Ngày đăng: 24/04/2015

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình thuần nông, đông anh em, sau khi lập gia đình, chị Liên luôn trăn trở, suy nghĩ tìm hướng thoát nghèo bền vững, đưa kinh tế gia đình đi lên, bảo đảm cho các con ăn học đến nơi đến chốn.

Nắm bắt được cơ chế thị trường và nhu cầu thị hiếu người tiêu dùng, chị Liên đã bàn bạc với chồng mạnh dạn vay vốn, mở cửa hàng kinh doanh vật liệu xây dựng, đầu tư vốn mua 2 xe ô tô chuyên chở thuê vật liệu xây dựng cho bà con địa phương. Không dừng lại tại đây, năm 2010, khi chính quyền địa phương cho thuê đất để người dân có cơ hội phát triển kinh tế, gia đình chị Liên đã nhận 5ha đất cát hoang hóa ở thôn Tú Loan 2 để thành lập trang trại. Nhờ cần cù, sáng tạo trong lao động, chẳng mấy chốc, từ một vùng đất cát trắng hoang hóa, vợ chồng chị Liên đã cải tạo thành trang trại trù phú xanh tươi.

Ban đầu, gia đình chị trồng cây keo xung quanh trang trại, tiếp đến đào ao nuôi cá và nuôi các loại gia súc, gia cầm. Sau khi tích lũy được nguồn vốn, chị Liên tiếp tục đi tìm hiểu mô hình nuôi đà điểu ở tỉnh Quảng Nam và ý định nuôi đà điểu đã bắt đầu nhen nhóm trong chị. Đây là hướng phát triển kinh tế mới táo bạo trên vùng đất cát Quảng Hưng mà chưa ai mạnh dạn nghĩ đến.

Năm 2011, chị Liên bắt tay vào xây dựng chuồng trại để nuôi, trồng cây xanh tạo không gian thoáng mát để làm nơi trú ngụ cho đà điểu. Ban đầu, chị Liên nuôi thử 50 con giống, sau 5 tháng chăm sóc thấy đà điểu phát triển tốt, thích nghi với môi trường, khí hậu nơi đây nên chị tiếp tục đầu tư mở rộng mô hình, trồng thêm 5 sào lúa nước, trồng cỏ VA06 nhằm bảo đảm nguồn thức ăn trong chăn nuôi.

Chị Liên cho biết, đà điểu là loại động vật ăn tạp, thức ăn của chúng rất đơn giản, chủ yếu là các loại cây rau màu, cỏ, bèo tây, các loại phụ phẩm từ lúa, gạo... nên rất dễ kiếm ở các vùng nông thôn. Nhờ áp dụng đúng theo quy trình kỹ thuật trong quá trình chăm sóc nên từ khi nuôi cho đến nay, trang trại đà điểu của chị Liên chưa có dịch bệnh xảy ra. Với thời gian nuôi khoảng từ 10 - 12 tháng, đà điểu đạt trọng lượng từ 90 - 120 kg mỗi con. Với giá thị trường khoảng 85 ngàn/1kg hơi thì mỗi con đà điểu thu được khoảng trên dưới 9 triệu đồng.

Nhận thấy bà con nông dân trong và ngoài tỉnh có nhu cầu chăn nuôi đà điểu, năm 2014, chị Liên đã đầu tư xây dựng thành công mô hình ấp giống đà điểu và đã có con giống xuất bán ra thị trường. Hiện tại, trang trại của chị Liên có cả trứng thương phẩm, trứng đà điểu lộn, con giống và khoảng 150 con đà điểu thương phẩm, đà điểu sinh sản.

Với mô hình này, sau khi trừ chi phí mỗi năm gia đình chị Liên có thu nhập khoảng 300 - 350 triệu đồng; tạo được việc làm cho 12 lao động địa phương, với mức lương từ 3 - 3,5 triệu đồng người/tháng. Chị Liên chia sẻ: “Mỗi khi ra trang trại, nhìn những con đà điểu lớn lên từng ngày, tôi dường như quên hết mệt mỏi. Mong muốn rằng ngày càng có nhiều hộ gia đình đầu tư vào nuôi đà điểu để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm”.

Ấn tượng về người phụ nữ đầy nghị lực và khát vọng phát triển kinh tế này khá giản dị, thân thiện và gần gũi. Không chỉ đảm đang với vai trò là một người vợ, một người mẹ, chị Phạm Thị Liên ngày càng khẳng định vị trí, vai trò của mình trong các phong trào ở địa phương, nhất là phong trào thi đua phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, tích cực ủng hộ các phong trào quyên góp ở địa phương và được chính quyền địa phương đánh giá cao. Hàng năm chị Liên đã cho nhiều hộ gia đình vay vốn không lấy tiền lãi để phát triển kinh tế, chung tay góp sức vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, làm giàu chính đáng trên quê hương.

Đặc biệt, chị Liên đã hỗ trợ cho 1 em mồ côi cả cha lẫn mẹ từ 3 năm nay với số tiền 100.000đ/ tháng. Với những thành tích này, nhiều năm liền gia đình chị Liên đạt danh hiệu gia đình văn hóa, bản thân chị được nhận nhiều giấy khen của các cấp. Chị vinh dự được Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam công nhận là “doanh nhân vi mô tiêu biểu”.

Với tinh thần vượt khó, gia đình chị Phạm Thị Liên ở thôn Tú Loan 2, xã Quảng Hưng thực sự là tấm gương điển hình trên mặt trận phát triển kinh tế, góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh.


Có thể bạn quan tâm

Diễn đàn phát triển cây ăn quả ôn đới tỉnh Lào Cai Diễn đàn phát triển cây ăn quả ôn đới tỉnh Lào Cai

Sáng 25/9, Ban Quản lý Dự án AGB phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lào Cai đã tổ chức Diễn đàn phát triển cây ăn quả ôn đới tại Lào Cai.

27/09/2015
Hồng giòn vào vụ cho thu nhập cao Hồng giòn vào vụ cho thu nhập cao

Nhiều gia đình trồng hồng tại xã Đạ Sar, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng cho biết, hiện thương lái đang thu mua hồng tại vườn với giá 6.500 đến 7.000 đồng/kg.

27/09/2015
Tìm giải pháp tháo gỡ cho ngành hàng xoài ở huyện Cao Lãnh Đồng Tháp Tìm giải pháp tháo gỡ cho ngành hàng xoài ở huyện Cao Lãnh Đồng Tháp

Đây là nội dung chính trong buổi gặp gỡ và tọa đàm giữa doanh nghiệp (DN), nhà vườn trồng xoài ở huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp).

27/09/2015
Bàn cách phòng trị bệnh hại chính trên cây ăn trái vùng ĐBSCL Bàn cách phòng trị bệnh hại chính trên cây ăn trái vùng ĐBSCL

Để kịp thời giúp các nhà vườn ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) kịp thời phòng, chống dịch hại trên cây ăn trái.

27/09/2015
Giúp xã viên tăng giá trị trồng lúa 1,3 lần Giúp xã viên tăng giá trị trồng lúa 1,3 lần

Nhờ mô hình ưu việt mà HTX Nông nghiệp Bình Định (huyện Kiến Xương, Thái Bình) giá trị lợi nhuận trồng lúa toàn xã đã tăng thêm 3,6 tỷ đồng so với trước đây. Bình Định luôn dẫn đầu năng suất lúa của huyện, đạt bình quân 13,5 tấn/ha/năm.

27/09/2015