Làm giàu từ nuôi dê núi
Anh Bách chia sẻ: Sau khi xây dựng gia đình cuộc sống hai vợ chồng gặp nhiều khó khăn. Nhiều năm đi làm thuê hết chỗ xa rồi lại về gần, cơ cực mà cuộc sống chẳng khấm khá. Nhiều đêm suy nghĩ anh quyết định về quê lập nghiệp, lúc này thấy anh em, bạn bè trong xóm đưa con dê về nuôi thấy phù hợp và cho hiệu quả.
Nhận thấy đây là cơ hội, tôi bàn tính với gia đình đầu tư vào nuôi dê núi. Năm 2006, gia đình mua 8 con ở Sơn La, lúc đó giá có 36.000 đồng/kg. Sau vài năm, đàn dê bắt đầu sinh sản. Đến nay, anh có hơn 50 con dê, những lúc nhiều tổng đàn lên tới 60 - 65 con. Khu nuôi nhốt dê của anh Bách cách nhà ở chừng nửa cây số.
Khu chuồng nuôi được rào chắn cẩn thận và đặc biệt, cạnh chuồng có khu sân chơi cho dê là những phiến đá nhỏ, những cây bương, cây luồng rất thoáng mát.
Dê là động vật ăn tạp, thức ăn chúng ưa thích là cây rừng, lá rừng, lá sung, mít... Nuôi dê tận dụng được bãi chăn thả là đồi núi nên ít tốn kém thức ăn. Anh Bách cho biết: “Từ khi nuôi dê đến giờ cũng có vài lần vì chúng bị bệnh. Vừa nuôi vừa tích lũy thêm kinh nghiệm, đến giờ đàn dê mà bị bệnh chướng hơi hay đi ngoài là tôi xử lý được ngay. Ngoài ra, để hạn chế dê không bị bệnh, không nên thả dê vào sáng sớm, khi đó ngọn cỏ, lá cây còn ướt sương dê ăn vào rất dễ bị đi ngoài”.
Dê của gia đình anh Bách chủ yếu là dê núi đá với hình dáng nhỏ nhưng được các thương lái ưa chuộng. Năm 2014, anh xuất bán được 3 tạ với giá 130.000 - 140.000 đồng/kg, cho thu nhập 40 triệu đồng.
Trao đổi với ông Lê Thanh Quyết, Phó Chủ tịch UBND xã Bình Thanh được biết: Hiện nay, tổng đàn dê của xã có gần 400 con, tập trung nhiều nhất ở xóm Lòn. Nhờ tận dụng đồi núi nuôi dê đã giúp nhiều hộ dân cải thiện cuộc sống. Nhiều hộ còn vươn lên làm giàu như gia đình anh Nguyễn Xuân Bách, Nguyễn Văn Châu...
Có thể bạn quan tâm
Nông dân ở nhiều tỉnh, đặc biệt là Bến Tre - địa phương có diện tích trồng ca cao nhiều nhất, đã chặt bỏ hàng loạt cây ca cao trồng xen vườn dừa do giá thấp và chuyển qua trồng bưởi da xanh hay chanh, khi cây đang vào giai đoạn cho năng suất cao. Điều đó khiến không ít người thấy vừa tiếc vừa thương nông dân.
Nhiều năm nay, nông dân xã Bình Long (Châu Phú, An Giang) làm giàn thu hoạch phân dơi để tăng thêm thu nhập. Phân dơi là loại phân hữu cơ tốt cho các loại hoa màu, được nông dân sử dụng nhiều trong canh tác rẫy.
Hồ tiêu hiện đang là cây trồng mang lại lợi nhuận “vàng” cho người nông dân. Tuy nhiên, sự phát triển ồ ạt loại cây trồng này không chỉ phá vỡ quy hoạch của tỉnh Đắk Lắk mà còn dễ dẫn đến tình trạng hồ tiêu bị bệnh chết hàng loạt, gây thiệt hại lớn cho sản xuất. Việc sản xuất tiêu bền vững theo tiêu chuẩn Mưa nhiệt đới (Rainforest Alliance – RA) là một trong những giải pháp hiệu quả nhằm gia tăng vị thế, chuỗi giá trị của hồ tiêu.
Cụ thể, hơn 730ha chè bị nhiễm rầy xanh, tỷ lệ hại trung bình 2,5 - 5% nơi cao 6 - 15%, búp bị hại; 635ha bị hại bởi bọ cánh tơ, tỷ lệ hại trung bình 3,1 - 6,5%, nơi cao 10 - 15% búp bị hại; diện tích chè bị ảnh hưởng bởi bọ xít muỗi là 310, tỷ lệ hại trung bình 1,6 - 3,5%, nơi cao 5 - 12% búp bị hại.
Vì vậy, để bảo vệ và khai thác hợp lý loài vọp, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III - Nha Trang (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã chủ trì thực hiện đề tài “Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái, phân bố và đề xuất các giải pháp bảo vệ và khai thác hợp lý loài vọp Geloina coaxans (Gmelin, 1791) ở Bến Tre. Đề tài vừa được Hội đồng Khoa học và công nghệ tỉnh nghiệm thu.