Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bến Tre Tăng Diện Tích Nuôi Tôm Chân Trắng

Bến Tre Tăng Diện Tích Nuôi Tôm Chân Trắng
Ngày đăng: 21/07/2014

UBND tỉnh Bến Tre vừa phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết nuôi tôm chân trắng trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

Theo đó, diện tích nuôi tôm sú thâm canh và bán thâm canh của tỉnh chỉ còn 4.072ha do có 428ha sẽ chuyển sang nuôi tôm chân trắng; chuyển 202ha tôm sú quảng canh cải tiến sang nuôi tôm chân trắng (diện tích nuôi tôm sú quảng canh cải tiến còn lại 13.149ha) và 1.280ha nuôi tôm sú - lúa chuyển sang nuôi tôm chân trắng (diện tích mô hình này còn lại 7.620ha).

Ngoài ra, bổ sung phần đất ngoài đê bao, còn ảnh hưởng mặn ở một số xã thuộc 5 huyện: Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú, Giồng Trôm vào quy hoạch vùng nuôi tôm chân trắng.

Dự kiến đến năm 2015, trên địa bàn tỉnh có tổng diện tích nuôi tôm chân trắng khoảng 4.390ha, năm 2020 là 7.820ha và năm 2030 là 8.300ha.

Kèm theo quy hoạch điều chỉnh, có 7 dự án về hạ tầng, thủy lợi, 8 dự án đầu tư hệ thống lưới điện, 6 dự án nghiên cứu khoa học phát triển sản xuất, 2 dự án xây dựng nhà máy chế biến thủy sản.

Tổng vốn đầu tư phát triển nuôi tôm chân trắng đến năm 2020 là 1.359 tỉ đồng, trong đó vốn đầu tư các dự án, đề tài nghiên cứu khoa học phát triển sản xuất 738 tỉ đồng. Việc điều chỉnh quy hoạch lần này đã xác định, đối tượng tôm chân trắng là một trong những mặt hàng chiến lược của tỉnh.

Vấn đề đặt ra là để phát triển đối tượng nuôi này, tỉnh cần chú trọng đến sự bền vững của môi trường, hiệu quả về mặt kinh tế, ổn định về xã hội; kết hợp hài hòa giữa nuôi tôm chân trắng với các mô hình sản xuất nông nghiệp khác.


Có thể bạn quan tâm

Chuyển Hướng Nuôi Heo Bằng Thảo Dược Ở Đồng Nai Chuyển Hướng Nuôi Heo Bằng Thảo Dược Ở Đồng Nai

Ngày 7.5, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Đồng Nai phối hợp UBND tỉnh tổ chức diễn đàn “Khuyến nông và Nông nghiệp lần 1/2012”. Tại đây, nhiều nhà khoa học khuyến khích nên áp dụng giải pháp chăn nuôi bằng thảo dược.

09/05/2012
Nông Dân Làm Giàu Nhờ Liên Kết Trồng Táo Nông Dân Làm Giàu Nhờ Liên Kết Trồng Táo

Là loại cây dễ trồng, rủi ro thấp, hiệu quả kinh tế cao, cây táo được nông dân ở Ninh Thuận chọn trồng rộng khắp, thay thế cho nhiều loại cây trồng kém hiệu quả trước đây. Với diện tích trồng gần 1.000 ha, cây táo đang dần trở thành cây trồng chủ lực ở nhiều địa phương của tỉnh Ninh Thuận. Cùng với sự hỗ trợ của Dự án cạnh tranh nông nghiệp, sự chung tay liên minh sản xuất, đến nay nghề trồng táo ở Ninh Thuận đã phát triển theo hướng bền vững, nhiều hộ thành triệu phú nhờ trồng táo.

16/05/2012
Bác Phạm Phó “Mê” Nghề Nuôi Nhím Bác Phạm Phó “Mê” Nghề Nuôi Nhím

Ông Phạm Phó, ở thôn Quảng Thành 2, xã Nghĩa Thành, huyện Châu Đức (Bà Rịa - Vũng Tàu), rời quê hương Mộ Đức, Quảng Ngãi vào sinh sống ở Châu Đức từ năm 1959. Năm nay, ông Phó đã 82 tuổi nhưng vẫn còn rất nhanh nhẹn, khỏe mạnh và say mê lao động. Ngoài việc trồng tiêu và các loại cây trái trong vườn, gần đây ông Phó còn thử nghiệm thành công mô hình nuôi nhím.

26/05/2012
Nông Dân Liên Kết Trong Chăn Nuôi Nông Dân Liên Kết Trong Chăn Nuôi

Nhờ mạnh dạn liên kết làm ăn theo mô hình Câu lạc bộ (CLB) mà thời gian qua, nông dân thôn An Tỉnh, xã Đức Thắng (Mộ Đức, Quảng Ngãi) không chỉ "né" được những rủi ro, nâng cao chỉ số lợi nhuận mà còn tạo sức lan tỏa trong phong trào phát triển chăn nuôi ở địa phương.

17/05/2012
Việt Nam Có Thể Soán Ngôi Thái Lan Về Xuất Khẩu Gạo Việt Nam Có Thể Soán Ngôi Thái Lan Về Xuất Khẩu Gạo

Thái Lan và Việt Nam hiện chiếm khoảng một nửa trong tổng số 35 triệu tấn gạo được buôn bán trên thế giới trong năm 2011, nhưng nhìn chung xuất khẩu gạo của hai nước này có phần giảm sút do Ấn Độ đang nắm giữ một thị phần ngày một ngày lớn trên thị trường gạo thế giới.

25/02/2012