Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu Quả Kinh Tế Từ Nuôi Trồng Thủy Sản Vượt Lũ

Hiệu Quả Kinh Tế Từ Nuôi Trồng Thủy Sản Vượt Lũ
Ngày đăng: 29/11/2014

Với địa hình thấp trũng, vào mùa mưa việc nuôi trồng thủy sản ở TT-Huế, nhất là các địa phương vùng đầm phá gặp nhiều khó khăn, bởi địa hình thấp, khi nước dâng cao, các loại thủy hải sản tràn ra ngoài, gây thất thoát lớn.Từ kinh nghiệm thực tiễn, bà con nuôi trồng ở xã Quảng Công, huyện Quảng Điền đã đầu tư cải tạo ao hồ, đắp đê cao và mạnh dạn nuôi trồng trong mùa mưa, mang lại nguồn thu nhập đáng kể.

Nếu những năm trước, vào mùa mưa gia đình ông Trung và nhiều hộ nuôi trồng thủy sản ở xã Quảng Công hầu như không có nguồn thu, bởi hồ để không, do lo sợ mưa lũ về cuốn theo các đối tượng nuôi trồng, thì 5 năm trở lại đây, nhờ cải tạo ao hồ, đắp đê cao chống lũ, các hộ nuôi ở đây không những vẫn duy trì việc thả cá tôm các loại trong mùa mưa mà còn có thu nhập cao hơn những vụ nuôi khác trong năm.

Từ năm 2008 trở về trước, hầu hết người dân xã Quảng Công tập trung nuôi chuyên tôm, mật độ thả nuôi dày, dịch bệnh thường xuyên xảy ra, tôm nuôi bị chết hàng loạt, nợ nần chồng chất. Từ tình hình đó, nhiều hộ đã mạnh dạn chuyển đổi sang nuôi xen ghép, cùng với hình thức gối vụ, nuôi vượt lũ... đã giúp bà con giải quyết bài toán khó trong nuôi tôm trước đây.

Hiện toàn xã Quảng Công có tổng số 167 ha nuôi xen ghép cá, tôm các loại như cá chẽm, cá đối cồi, cá nâu, cá dìa, tôm, cua, trong đó hộ ít cũng từ 0,5ha và hộ nhiều lên đến 3 ha mặt nước. Theo bà con, trung bình mỗi ha nuôi xen ghép cho sản lượng trên 3 tấn, đưa lại lãi ròng 300 triệu mỗi năm. Riêng đối với nuôi trồng trong mùa mưa lũ có thể cho lợi nhuận tăng thêm 30 %.

Từ cuộc sống lênh đênh, hiện hàng trăm hộ dân xã Quảng Công, Quảng Điền, Thừa Thiên - Huế không những đã lên bờ tái định cư ổn định, mà nhiều hộ còn làm giàu từ việc nuôi trồng thủy sản.

Đặc biệt với việc nuôi xen ghép vượt lũ đã mang lại nguồn lợi kinh tế lớn cho bà con, bởi mùa này sản lượng cá tôm nuôi trồng ít nên được giá. đồng thời nâng cao nhận thức cho người dân về biến đổi khí hậu, tạo kế sinh nhai mang tính bền vững trong mùa mưa lũ.

Nguồn bài viết: http://vtvhue.vn/tin-khu-vuc/201411/hieu-qua-kinh-te-tu-nuoi-trong-thuy-san-vuot-lu-563631/


Có thể bạn quan tâm

Năm 2014 Phấn Đấu Khai Thác, Nuôi Trồng 17.300 Tấn Thủy Sản Năm 2014 Phấn Đấu Khai Thác, Nuôi Trồng 17.300 Tấn Thủy Sản

Để đạt mục tiêu tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản của huyện Hoằng Hóa (Thanh Hoá) năm 2014 là 17.300 tấn, trong đó khai thác 12.780 tấn, nuôi trồng 4.520 tấn, huyện Hoằng Hóa đã triển khai nhiều giải pháp nhằm phát huy tiềm năng, lợi thế vùng ven biển.

23/01/2014
Kiểm Tra Nhanh EMS - Hy Vọng Mới Cho Người Nuôi Tôm Thái Lan Kiểm Tra Nhanh EMS - Hy Vọng Mới Cho Người Nuôi Tôm Thái Lan

Nhóm các nhà khoa học Thái Lan đã tìm ra cách kiểm tra nhanh dấu hiệu của EMS (Hội chứng tôm chết sớm) trên tôm nuôi và hy vọng có thể giảm thiểu rủi ro cho người nuôi tôm nước này.

23/01/2014
Thiết Lập Chuỗi Thực Phẩm An Toàn Trong Chăn Nuôi Thiết Lập Chuỗi Thực Phẩm An Toàn Trong Chăn Nuôi

Trong năm 2013, Chi cục thú y đã thực hiện việc quản lý theo chuỗi từ trại chăn nuôi - cơ sở giết mổ - cơ sở kinh doanh thịt cho hai cơ sở chăn nuôi heo và gà trên địa bàn tỉnh.

23/01/2014
Nông Dân “Ngoại” Giúp “Nội” Nông Dân “Ngoại” Giúp “Nội”

Trung tuần tháng 1-2014, có 4 nông dân Hà Lan, những chủ trại bò sữa cùng với ông Rinze Fokkema, giảng viên trường nông nghiệp vùng Friesland, phía Bắc Hà Lan đến Củ Chi TPHCM thực hiện vai trò “nông dân giúp nông dân”.

23/01/2014
Thoát Nghèo Từ Nuôi Dê Bách Thảo Thoát Nghèo Từ Nuôi Dê Bách Thảo

Thời gian gần đây không ít gia đình ở xã Bình Tân (Bắc Bình - Bình Thuận) đang khôi phục nuôi dê bách thảo, coi đây là hướng phát triển kinh tế chính cho mình. Trường hợp gia đình ông Phạm Được, ở thôn Bình Nghĩa, xã Bình Tân, là một điển hình. Hiện ông đang phát triển nuôi dê bách thảo hơn 100 con, cho hiệu quả kinh tế khá cao, từng bước thoát nghèo.

23/01/2014