Dân Quảng Nam dầm mưa gặt lúa nhổ mì chạy bão
Dù ruộng sắn của ông Trương Vĩnh Nho (xã Tam Thăng) nửa tháng nữa mới thu hoạch, nhưng do nước ngập làm thối củ nên ông phải nhổ đem về nhà - Ảnh: Lê Trung
Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, đêm 13-9 và rạng sáng 14-9, tại Quảng Nam xảy ra mưa to, gió giật mạnh. Sáng 14-9, hàng trăm tàu cá đánh bắt xa bờ của ngư dân các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên đã kéo về neo đậu tại âu thuyền Kỳ Hà (huyện Núi Thành, Quảng Nam).
Cuống cuồng gặt lúa, nhổ mì
Theo ghi nhận của Tuổi Trẻ, trong lúc neo tàu tránh bão, một tàu cá (chưa rõ số hiệu) của ngư dân xã Tam Quang, huyện Núi Thành, đã bị đắm do ngập quá nhiều nước.
Ngư dân Trần Hò, chủ tàu QNa-91478 TS, cho biết hiện vẫn còn một số tàu chưa về tránh bão kịp, vẫn còn đang tiếp tục vào bờ trong ngày hôm nay.
Trên đất liền, người dân đang cuống cuồng thu hoạch nông sản chạy bão, lũ. Lượng mưa đo được tại TP Tam Kỳ trong sáng nay là 153mm, trung du miền núi từ 54 - 100mm. Mực nước trên sông Thu Bồn, Vu Gia đang thấp hơn báo động 1, khả năng từ báo động 1 đến báo động 2.
Nhiều diện tích hoa màu của người dân ở Quảng Nam bị ngập sâu trong nước từ 0,5-1m.
Sáng 14-9, nhiều người dầm mưa ra ruộng thu hoạch nông sản trong không khí tất bật, lo lắng đan xen. Nhiều ruộng lúa, rau ở xã Tam Thăng cũng bị nước ngập sâu trong nước. Bà con cắt lúa, dùng xe bò chở về nhà để tuốt.
Tại ruộng sắn 5 sào của ông Trương Vĩnh Nho (thôn Vĩnh Bình, xã Tam Thăng, TP Tam Kỳ) nước mưa tràn ngập. Từ sáng, cả gia đình ông phải ra ruộng thu hoạch dù còn một tháng nữa mới đến kỳ thu hoạch.
“Mưa ngập như thế này mà không thu hoạch sẽ bị úng thối hết. Chúng tôi nhổ đem về nhà bán tháo bán để bù lại chi phí, công sức”, ông Nho cho biết.
Người dân đội mưa thu hoạch nông sản chạy bão, lũ
Có thể bạn quan tâm
Đó là nơi sinh trưởng của hàng chục loại rau thơm cao cấp có nguồn gốc nước ngoài và là trang trại rau thơm lớn nhất Đà Lạt - nơi cung cấp hầu hết các chủng loại rau thơm gốc nước ngoài cho các nhà hàng, khách sạn, hệ thống siêu thị phục vụ khách cao cấp. Đó cũng là trang trại của bà Phạm Thị Thu Cúc với thương hiệu Rừng hoa Bạch Cúc.
Thực hiện chương trình cải tạo vườn tạp, năm 2010, ông Nguyễn Công Tại, ở thôn An Quang Tây, xã Cát Khánh, huyện Phù Cát (Bình Định), đã trồng 118 cây dừa xiêm trên diện tích 3.600 m2 đất vườn nhà.
Nhằm thực hiện tốt chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, góp phần xây dựng các tiêu chí nông thôn mới (NTM), UBND tỉnh Bình Phước đã phê duyệt đề án giảm nghèo theo hình thức chăn nuôi gà thả vườn (dự án) cho 20 hộ khó khăn trên địa bàn xã Tân Lợi (Đồng Phú).
Trong khi nhiều người đang đau đầu với bài toán trồng - chặt thì ở xã Long Trị, huyện Long Mỹ (Hậu Giang) nhiều người phất lên và trở thành tỉ phú nhờ cây cam xoàn. Trong số đó phải kể đến ông Nguyễn Văn Đen (Sáu Đen - PV) ở ấp 2 của địa phương này.
Bất kể ngày hay đêm, ông Đào Văn Non (ấp Tân Long, xã Tân Duyệt, huyện Đầm Dơi, Cà Mau) vẫn làm việc với đam mê cháy bỏng.