Hiệu Quả Kinh Tế Từ Mô Hình Xen Canh Lúa Và Sen
Mô hình xen canh trồng lúa và trồng sen lấy gương được bà con nông dân xã Phan Hòa, huyện Bắc Bình áp dụng mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Nếu như trước đây 1 năm 3 vụ lúa (vụ hè thu, vụ mùa và đông xuân) thì nay chỉ trồng lúa 1 vụ đông xuân, còn vụ hè thu và vụ mùa thì bà con trồng sen. Thời gian từ lúc trồng đến khi kết thúc thu hoạch một vụ sen kéo dài khoảng 4-5 tháng nên không làm ảnh hưởng nhiều đến việc chuyển qua trồng lúa vụ sau (vụ đông xuân) nhưng hiệu quả kinh tế cao hơn.
Theo ông Lư Hồ Bi (thôn Bình Thắng, xã Phan Hòa) nhẩm tính: “ Gia đình tôi trồng trên hai sào đất (2.000m2) thu hoạch được khoảng 14 - 15 triệu đồng (giá bình quân 10.000đ – 12.000đ/kg), sau khi trừ chi phí lợi nhuận còn lại khoảng 9 triệu – 10 triệu đồng, so với lúa cao gấp 2 lần. Có thời điểm giá 1 kg gương sen lên 20.000 đồng/kg thì lợi nhuận sẽ cao hơn”.
Theo bà con nông dân trồng sen cho biết: “Sen là loại cây rất dễ trồng, không tốn nhiều công chăm sóc, ít sâu bệnh nên chi phí đầu tư thấp so với cây thanh long hay các loại cây trồng khác”. Đây là lợi thế đối với bà con nông dân bởi đầu tư không nhiều vốn nhưng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ngoài ra, mô hình xen canh lúa – sen còn góp phần làm giảm chi phí đầu tư ban đầu khi chuyển sang trồng lúa. Bởi “sau vụ sen, khi tiếp tục chuyển sang vụ lúa đông xuân sẽ tận dụng được nguồn phân bón trong quá trình trồng sen, do cây sen phân hủy, độ ẩm, chất bùn,…từ đó giảm chi phí đầu tư cho vụ lúa” – ông Lư Hồ Bi cho biết thêm.
Thiết nghĩ đây là mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả, mang lại thu nhập cao cho người dân. Do đó, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, Hội Nông dân các địa phương nên nghiên cứu, tuyên truyền, hỗ trợ về mặt kỹ thuật, giống, đầu ra,…cho bà con nông dân. Qua đó chủ động bảo vệ, phát triển đất lúa ổn định, bền vững theo qui hoạch của UBND tỉnh và theo chủ trương của Chính phủ.
Nguồn bài viết: http://www.baobinhthuan.com.vn/vn/default.aspx?cat_id=510&news_id=71194
Có thể bạn quan tâm
Năm 2015, nuôi heo ở các tỉnh phía Nam diễn ra tình trạng sử dụng chất tạo nạc gọi chung là chất cấm trong chăn nuôi heo. Điều này khiến người tiêu dùng mất lòng tin đối với sản phẩm thịt heo trong nước.
Mười năm là khoảng thời gian không dài nhưng cũng không quá ngắn để chuẩn bị khi ngành chăn nuôi hội nhập, còn có đủ “sức” để theo kịp những gì TPP quy định hay không, câu hỏi này hoàn toàn phụ thuộc vào chính chúng ta.
Những năm gần đây, không ít hộ nông dân trên địa bàn xã Tân Hội Trung (huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp) thoát nghèo và có thu nhập khá nhờ phát triển mô hình nuôi ếch.
Vụ ĐX 2015-2016 ở ĐBSCL dự báo chi phí SX sẽ tăng thêm khoảng 20 - 30% do không có lũ, đồng ruộng không được phù sa bồi đắp. Nhu cầu phân bón, thuốc BVTV tăng mạnh...
Mô hình chăn nuôi vịt an toàn sinh học đạt được “4 không”: không mùi hôi, không khí độc, không cần dọn chất thải và không dọn vệ sinh.