Hiệu Quả Kinh Tế Từ Mô Hình Xen Canh Lúa Và Sen
Mô hình xen canh trồng lúa và trồng sen lấy gương được bà con nông dân xã Phan Hòa, huyện Bắc Bình áp dụng mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Nếu như trước đây 1 năm 3 vụ lúa (vụ hè thu, vụ mùa và đông xuân) thì nay chỉ trồng lúa 1 vụ đông xuân, còn vụ hè thu và vụ mùa thì bà con trồng sen. Thời gian từ lúc trồng đến khi kết thúc thu hoạch một vụ sen kéo dài khoảng 4-5 tháng nên không làm ảnh hưởng nhiều đến việc chuyển qua trồng lúa vụ sau (vụ đông xuân) nhưng hiệu quả kinh tế cao hơn.
Theo ông Lư Hồ Bi (thôn Bình Thắng, xã Phan Hòa) nhẩm tính: “ Gia đình tôi trồng trên hai sào đất (2.000m2) thu hoạch được khoảng 14 - 15 triệu đồng (giá bình quân 10.000đ – 12.000đ/kg), sau khi trừ chi phí lợi nhuận còn lại khoảng 9 triệu – 10 triệu đồng, so với lúa cao gấp 2 lần. Có thời điểm giá 1 kg gương sen lên 20.000 đồng/kg thì lợi nhuận sẽ cao hơn”.
Theo bà con nông dân trồng sen cho biết: “Sen là loại cây rất dễ trồng, không tốn nhiều công chăm sóc, ít sâu bệnh nên chi phí đầu tư thấp so với cây thanh long hay các loại cây trồng khác”. Đây là lợi thế đối với bà con nông dân bởi đầu tư không nhiều vốn nhưng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ngoài ra, mô hình xen canh lúa – sen còn góp phần làm giảm chi phí đầu tư ban đầu khi chuyển sang trồng lúa. Bởi “sau vụ sen, khi tiếp tục chuyển sang vụ lúa đông xuân sẽ tận dụng được nguồn phân bón trong quá trình trồng sen, do cây sen phân hủy, độ ẩm, chất bùn,…từ đó giảm chi phí đầu tư cho vụ lúa” – ông Lư Hồ Bi cho biết thêm.
Thiết nghĩ đây là mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả, mang lại thu nhập cao cho người dân. Do đó, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, Hội Nông dân các địa phương nên nghiên cứu, tuyên truyền, hỗ trợ về mặt kỹ thuật, giống, đầu ra,…cho bà con nông dân. Qua đó chủ động bảo vệ, phát triển đất lúa ổn định, bền vững theo qui hoạch của UBND tỉnh và theo chủ trương của Chính phủ.
Nguồn bài viết: http://www.baobinhthuan.com.vn/vn/default.aspx?cat_id=510&news_id=71194
Related news
Theo số liệu điều tra, đến nay đàn heo trong tỉnh Vĩnh Long (không kể heo con còn theo mẹ) có 348.625 con, tăng 26,4% (hay 72.796 con) so với cùng kỳ năm ngoái; đàn gia cầm (không kể vịt chạy đồng vụ Đông Xuân) có 7.094.060 con (tăng 35,2% hay 1.845.260 con so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó: đàn gà 3.051.260 con (tăng 43,1%), đàn vịt 1.930.710 con (tăng 26,5%).
Trong vụ xuân và vụ mùa 2014, Trung tâm đã tiến hành khảo nghiệm nhiều giống lúa; riêng vụ mùa đã khảo nghiệm so sánh 22 giống lúa tại Trạm thực nghiệm giống cây trồng của trung tâm; khảo nghiệm sản xuất 7 giống lúa có triển vọng và sản xuất thử nghiệm 2 giống lúa mới có tiềm năng về năng suất, chất lượng tại Trạm thực nghiệm và 3 HTX đại diện cho các vùng sinh thái của thành phố.
Vụ hè thu 2014, Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) An Giang phát động thi đua ứng dụng công nghệ sinh thái (CNST) trên toàn tỉnh thu hút 81 nông dân đăng ký tham gia ứng dụng trên tổng diện tích hơn 1.200 héc-ta. TS. Hồ Văn Chiến, Giám đốc Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam đánh giá: “Chương trình rất có ích cho nông dân và nông thôn.
Nhằm đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi trong điều kiện giá mủ cao su đang xuống thấp như hiện nay, gia đình anh Lương Xuân Hùng ở ấp Nước Vàng, xã An Bình, huyện Phú Giáo (Bình Dương) đã thực hiện thành công mô hình trồng nấm bào ngư. Hiện nay gia đình anh có 3 nhà nấm, mỗi vụ trồng được khoảng 9.000 bịch phôi giống. Với giá bán cho thương lái trung bình 12.000 đồng/kg, gia đình thu lời khoảng 30 triệu đồng/vụ.
Còn vú sữa được trồng nhiều ở Kế Sách và Mỹ Xuyên. Theo nhiều lão nông, vú sữa tím được trồng đầu tiên là ở xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên, nhưng các vườn vú sữa này đang dần suy kiệt và bà con ở đây không còn mặn mà với loại cây trồng này nữa.