Hiệu Quả Kinh Tế Từ Mô Hình Nuôi Chim Bồ Câu Pháp

Nuôi chim bồ câu Pháp rất đơn giản, dễ chăm sóc và mang lại hiệu quả cao. Hiện mô hình này đang được bà con nông xã Hồng Liêm, huyện Hàm Thuận Bắc (Bình Thuận) thực hiện và nhân rộng.
Là một trong những xã khó khăn thuộc huyện Hàm Thuận Bắc, kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Những năm gần đây, điều kiện thời tiết khắc nghiệt, mưa ít nắng nhiều khiến cho việc phát triển kinh tế của Hồng Liêm đã khó lại càng khó khăn hơn. Để tìm hướng đi mới cho việc phát triển kinh tế, vừa qua với sự hỗ trợ kỹ thuật của Hội Nông dân huyện, mô hình nuôi chim bồ câu Pháp đã được triển khai nuôi thí điểm tại địa bàn xã. Bước đầu mô hình này mang lại hiệu quả cao.
Theo đó mô hình trình diễn nuôi chim bồ câu Pháp được thực hiện tại gia đình ông Nguyễn Quốc Khuê, thôn Liêm Thuận, xã Hồng Liêm, huyện Hàm Thuận Bắc. Trao đổi với chúng tôi ông Khuê bày tỏ niềm vui khi mà ban đầu chỉ với 200 cặp chim bồ câu giống, qua hơn 1 năm đến nay gia đình ông đã lấy lại được vốn đầu tư ban đầu. Ông Khuê cho biết, giá chim bồ câu giống hiện nay khoảng 500 nghìn đồng/cặp. Chim trưởng thành đẻ trứng quanh năm. Trứng được ấp khoảng 18 ngày là nở chim con, và 15 ngày sau có thể bán.
Hiện nay chim bồ câu non được nhiều người dân tiêu thụ với giá 70 – 80 nghìn đồng/cặp. Cũng theo ông Khuê, nuôi chim bồ câu khác nuôi gà đó là chúng có hệ miễn dịch cao, ít bệnh và dễ chăm sóc. Đầu ra của sản phẩm phong phú và ổn định. Nếu tính trung bình mỗi cặp chim bố mẹ đẻ và ấp thành công 1 cặp chim non mỗi tháng, với giá bán như hiện nay thì ông thu về gần 15 triệu đồng. Trừ chi phí thức ăn và công chăm sóc thì cũng còn lãi 7 - 8 triệu đồng.
Ông Dương Hữu Đông, Chủ tịch UBND xã Hồng Liêm cho biết, hiện nay xã đã chỉ đạo triển khai nhân rộng mô hình này và đã có thêm một hộ đang thực hiện giống mô hình nhà ông Nguyễn Quốc Khuê. Hy vọng rằng, trong thời gian tới mô hình nuôi chim bồ câu Pháp sẽ mở ra hướng phát triển kinh tế mới đối với bà con xã Hồng Liêm nói riêng và nhiều bà con nông dân trên địa bàn tỉnh ta nói chung.
Related news

Đây là đề tài “Nghiên cứu tuyển chọn giống sắn ngắn ngày và kỹ thuật thâm canh trồng rải vụ nhằm phục vụ cho phát triển cây sắn bền vững ở tỉnh Phú Yên”, do Sở NN-PTNT phối hợp với Trường đại học Nông lâm TP Hồ Chí Minh và Trường đại học Nông lâm Huế thực hiện. Trong thời gian tới, Sở NN-PTNT sẽ nhân rộng đưa các giống mới trên vào sản xuất.

Hiện nay, nhiều cây lấy hạt ở Việt Nam đã đạt đỉnh cao về kinh tế (như cà phê, hồ tiêu...) lại đang phải đối diện với thách thức do sự già cỗi của các vườn cây. Trong bối cảnh ấy, cây macca nổi lên như một loại cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao với ưu thế vòng đời lên đến hơn 60 năm.

Lý giải về hiện tượng này, ông Lê Văn Việt, Chủ tịch Hội Nông dân thị trấn Vân Canh, cho biết: Năm 2014 thời tiết diễn biến phức tạp, nắng hạn kéo dài, sâu đục thân hại chuối, cộng với áp thấp nhiệt đới xảy ra vào trung tuần tháng 11 vừa qua, đã gây thiệt hại gần 50% diện tích chuối tết của người dân địa phương.

Năm nay, các giống cây lâm nghiệp đều được nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào thay vì bằng hom, hạt như trước đây. Ưu điểm của phương pháp này là cây giống sạch bệnh, độ đồng đều cao, sinh trưởng, phát triển tốt, thân mọc thẳng, ít phân cành.

Tại Sóc Trăng, hiện nay, bưởi da xanh đang được thương lái thu mua với giá từ 50.000 - 60.000 đồng/ kg và từ 43.000 - 50.000 đồng/kg bưởi Năm Roi, cao hơn từ 15 - 20% so với cùng kỳ năm trước. Theo các nhà vườn ở huyện Kế Sách, nguyên nhân bưởi liên tục tăng giá do năm nay thời tiết không thuận lợi, gây ra nhiều dịch bệnh trên cây và trái, làm giảm năng suất và có thể sẽ gây khan hiếm cho thị trường Tết sắp tới.