Hiệu Quả Kinh Tế Từ Cây Khoai Sáp
Năm 2009, một vài hộ dân thôn Lập Định, xã Cam Hòa, huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) đã mạnh dạn chuyển đổi cây trồng, từ một số diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng khoai sáp. Với diện tích 4 ha ban đầu, đến nay toàn xã đã có 60 ha trồng khoai sáp.
Nhờ mô hình này mà nhiều hộ dân ở địa phương đã vươn lên thoát nghèo. Và hiện cầy trồng này trở thành giống cây trồng chủ lực của nông dân xã Cam Hòa, huyện Cam Lâm.
Là một trong những hộ dân trồng khoai sáp với diện tích khá lớn, ông Bùi Sương, thôn Lập Đinh 3 xã Cam Hòa cho biết, hiện nay với giá bán 7 nghìn đồng trên kg, một sào khoai sáp bà con nông dân đã có lãi khoảng 6 đến 7 triệu đồng/vụ.
Chính vì lãi cao hơn so với trồng các loại cây hoa màu khác nên diện tích trồng khoai sáp tại địa phương đã không ngừng tăng lên trong vài năm trở lại đây. Hiện nay, theo thống kê của UBND xã Cam Hòa, toàn xã đã có khoảng 60 héc ta diện tích khoai sáp, tập trung chủ yếu ở 2 thôn Lập Định 2 và Lập Định 3.
Khoai sáp là loại cây dễ trồng, có thể trồng được nhiều nơi, tuy nhiên thích hợp nhất vẫn là nơi có loại đất cát pha. Đây là giống cây ưa nước nên thường xuyên phải có nguồn nước để cung cấp cho cây sinh trưởng, phát triển tốt và củ đảm bảo chất lượng. Thời gian trồng khoảng hơn 6 tháng đến 7 tháng rưỡi là cho thu hoạch.
Khoai sáp trồng quanh năm, không phân biệt thời vụ như các giống cây trông khác. Sau khi thu hoạch chỉ một thời gian ngắn có thể tiến hành trồng trở lại. Hiện nay để trồng 1 sào khoai sáp, người nông dân phải đầu tư khoảng 6 triệu đồng gồm giống, phân, thuốc và công…. Theo tính toán, một sào cho thu hoạch từ 1,8 đến 2 tấn.
Về các khâu trồng khoai sáp, ông Bùi Sương chia sẻ bước đầu tiên làm đất, đưa cây xuống chừng khoảng 1 tháng sau thì bỏ phân, lên hàng, sau một tháng nữa thì lên hàng lần thứ hai là hoàn thành, rồi bắt đầu phun thuốc diệt cỏ. Bón phân cần theo dõi màu lá để đưa phân xuống, 4 bao phân/1 sào.
Theo ông Trần Vi Long – Chủ tịch Hội Nông dân xã Cam Hòa, huyện Cam Lâm, xã Cam Hòa là xã thuần nông cây lúa nước nhưng mấy năm nay cây lúa nước bị sâu bệnh nên mùa màng hay thất thường, bà con không có lãi cao. Chính vì vậy năm 2009, nông dân mới chuyển đổi cây lúa nước hai vụ sang trồng khoai sáp.
Về mặt chính quyền địa phương, Hội nông dân cũng đã mở lớp trồng cây khoai sáp cho bà con áp dụng tiến bộ khoa học, lúc đầu làm trung bình khoảng 1,4 tấn đến 1,6 tấn, hiện nay từ 1,8 đến 2 tấn, hiệu quả gấp 4 đến 6 lần so với trồng lúa.
Phát triển mô hình trồng khoai sáp đã đem lại nguồn thu nhập ổn định cho nhiều hộ dân xã Cam Hòa, huyện Cam Lâm trong những năm gần đây. Tuy nhiên, có một thực tế là hiện nay, do diện tích khoai sáp mở rộng, nguồn cung dồi dao nên sản phẩm khoai sáp thương phẩm đã bị tư thương ép giá. Nếu như trước đây khoai sáp có giá 12 nghìn đồng/kg thì nay chỉ còn có giá 7 nghìn đồng/ kg.
Do đó chính quyền địa phương đã tuyên truyền, vận động người dân không nên mở rộng thêm diện tích, mà nên tập trung đầu tư chăm sóc số diện tích trồng khoai sáp hiện có. Đồng thời tham gia vào tổ liên kết tập thể để tạo thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp, tìm kiếm các nguồn tiêu thụ nhằm nâng cao giá trị cho sản phẩm khoai sáp của địa phương.
Có thể bạn quan tâm
Giống lợn DuDa - S500 là một trong những dòng lợn siêu nạc mới nhất được Công ty TNHH Lợn giống hạt nhân Dabaco (Tập đoàn Dabaco Việt Nam) nhập và chọn tạo thành công từ Đài Loan (Trung Quốc). Ưu điểm nổi trội của giống lợn này là tỷ lệ nạc cao, lên tới 64%; khi nuôi từ lúc có trọng lượng 8kg tăng lên 120kg, chỉ mất từ 130 đến 136 ngày, tương đương với giống lợn Duroc Mỹ và Ca-na-đa.
Đi nhiều nơi nhưng khi đến thôn Măng Đen, xã Đăk Long, H.Kon Plông (Kon Tum), ông Tôn Thất Nhị thấy đất phù hợp với khoai tây, hoa lay ơn và chanh dây nên bỏ công sức ra làm, đến nay đã thu quả ngọt.
Người dân ở H.Đông Hòa (Phú Yên) đã biến những cánh đồng trũng thường xuyên bị ngập úng sang trồng sen kết hợp nuôi cá và họ đã giàu lên từ cách làm này.
Sau nhiều năm ấp ủ, anh Phan Văn Hóa (37 tuổi, ở xã Xuân Phước, H.Đồng Xuân, Phú Yên) đã biến vùng đất đồi khô cằn thành trang trại.
Bằng sự đảm đang, khéo léo, chị Phạm Thị Ty (33 tuổi) đã tự tạo cơ hội cho mình và những chị em khác bằng nghề làm chổi dừa tại xứ dừa Hoài Nhơn, Bình Định.