Hiệu quả của mô hình trồng hồng không hạt

hiệu quả kinh tế không cao thì bây giờ đã hoàn toàn yên tâm với trên 2.000m2 đất trồng các giống hồng không hạt như hồng Gia Thanh, hồng Hạc Trì, hồng Nhân Hậu...
Ngoài 1.000 gốc hồng ban đầu trồng từ năm 2013, mới đây gia đình bà đã mạnh dạn phá bỏ thêm 1.000m2 nhãn, vải kém hiệu quả để trồng hồng. Bà Mầu cho biết:
“Gia đình tôi chỉ phải chăm bón thời điểm cây bắt đầu kết quả, tỷ lệ đậu quả của cây hồng đạt trên 90%, trung bình mỗi cây hồng cho 1 - 1,5 tạ quả. Hiện đang vào vụ thu hoạch, 1 ngày gia đình tôi có thể thu từ 1 - 2 tạ quả với giá bán trung bình tại vườn từ 12.000 - 15.000/kg”.
Cán bộ khuyến nông TX Quảng Yên kiểm tra mô hình trồng cây hồng không hạt tại gia đình bà Bùi Thị Mầu, khu Hoà Tháp, phường Đông Mai.
Tương tự, tại hộ gia đình anh Bùi Xuân Ánh, là hộ đầu tiên ở khu Đồng Mát, phường Tân An chọn cây hồng không hạt làm đối tượng cây trồng chuyển đổi, vụ thu hoạch này, mô hình trồng hồng không hạt mang thu nhập cho gia đình anh từ 150 - 200 triệu đồng.
Anh Ánh cho biết: “Đây là mức thu nhập cao nhất so với các giống cây trồng khác của gia đình trên cùng một đơn vị diện tích. Đặc biệt lại không mất chi phí vận chuyển, hồng chín đến đâu thì thương lái đến tận vườn mua hết đến đấy”.
Theo đánh giá của Trạm Khuyến nông TX Quảng Yên, cây hồng không hạt là loại cây dễ trồng, cho năng suất cao, màu sắc đẹp mắt, được nhiều người ưa chuộng, nên dễ tiêu thụ, bởi vậy đã thuyết phục được nhiều nông dân tham gia trồng với quy mô khác nhau.
Hiện, mô hình này được triển khai rất tích cực tại các phường, xã như Đông Mai, Minh Thành, Tân An… Đây là hướng đi mới và phù hợp với định hướng của ngành nông nghiệp trong việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng đa dạng hoá các loại cây trồng góp phần nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích, tăng thu nhập cho người dân.
Có thể bạn quan tâm

Trong hành trình xây dựng Cam Cao Phong trở thành một thương hiệu có sức vươn mạnh mẽ ra thị trường lớn, chứng nhận VietGAP được coi là cột mốc quan trọng giúp nâng tầm giá trị của thương hiệu Cam Cao Phong. Đến thời điểm này, trong hàng nghìn ha cam đang được canh tác hiệu quả trên đất Cao Phong mới chỉ có gần 50 ha được chứng nhận VietGAP.

Cây mãng cầu Xiêm được xác định là một trong những loại cây trồng chủ lực của huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang. Hiện nay, địa phương đang quy hoạch mở rộng vùng chuyên canh, chuyển giao kỹ thuật trồng, hình thành các tổ hợp tác sản xuất mãng cầu Xiêm, nhằm tạo điều kiện thuận lợi để xây dựng thương hiệu mãng cầu Xiêm Tân Phú Đông trên thị trường.

Từ kết quả ứng dụng tiến bộ KHKT vào SX, mô hình canh tác sắn bền vững trên đất đồi đã được chuyển giao cho nông dân tỉnh Khánh Hòa thông qua dự án KH-CN giai đoạn 2013-2015…

Nhằm tăng cường ứng dụng kỹ thuật mới và công nghệ cao để tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, UBND tỉnh Đồng Tháp tập trung đẩy mạnh đầu tư cho nghiên cứu và phát triển về kỹ thuật nông nghiệp hữu cơ.

2 năm qua, tỉnh Bình Định liên tục đưa giống lúa thuần VN 121 vào mô hình trình diễn với diện tích lớn.