Hiệu quả của mô hình trồng hồng không hạt

hiệu quả kinh tế không cao thì bây giờ đã hoàn toàn yên tâm với trên 2.000m2 đất trồng các giống hồng không hạt như hồng Gia Thanh, hồng Hạc Trì, hồng Nhân Hậu...
Ngoài 1.000 gốc hồng ban đầu trồng từ năm 2013, mới đây gia đình bà đã mạnh dạn phá bỏ thêm 1.000m2 nhãn, vải kém hiệu quả để trồng hồng. Bà Mầu cho biết:
“Gia đình tôi chỉ phải chăm bón thời điểm cây bắt đầu kết quả, tỷ lệ đậu quả của cây hồng đạt trên 90%, trung bình mỗi cây hồng cho 1 - 1,5 tạ quả. Hiện đang vào vụ thu hoạch, 1 ngày gia đình tôi có thể thu từ 1 - 2 tạ quả với giá bán trung bình tại vườn từ 12.000 - 15.000/kg”.
Cán bộ khuyến nông TX Quảng Yên kiểm tra mô hình trồng cây hồng không hạt tại gia đình bà Bùi Thị Mầu, khu Hoà Tháp, phường Đông Mai.
Tương tự, tại hộ gia đình anh Bùi Xuân Ánh, là hộ đầu tiên ở khu Đồng Mát, phường Tân An chọn cây hồng không hạt làm đối tượng cây trồng chuyển đổi, vụ thu hoạch này, mô hình trồng hồng không hạt mang thu nhập cho gia đình anh từ 150 - 200 triệu đồng.
Anh Ánh cho biết: “Đây là mức thu nhập cao nhất so với các giống cây trồng khác của gia đình trên cùng một đơn vị diện tích. Đặc biệt lại không mất chi phí vận chuyển, hồng chín đến đâu thì thương lái đến tận vườn mua hết đến đấy”.
Theo đánh giá của Trạm Khuyến nông TX Quảng Yên, cây hồng không hạt là loại cây dễ trồng, cho năng suất cao, màu sắc đẹp mắt, được nhiều người ưa chuộng, nên dễ tiêu thụ, bởi vậy đã thuyết phục được nhiều nông dân tham gia trồng với quy mô khác nhau.
Hiện, mô hình này được triển khai rất tích cực tại các phường, xã như Đông Mai, Minh Thành, Tân An… Đây là hướng đi mới và phù hợp với định hướng của ngành nông nghiệp trong việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng đa dạng hoá các loại cây trồng góp phần nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích, tăng thu nhập cho người dân.
Related news

Thực hiện dự án phát triển ngành nghề sản xuất theo chương trình Xây dựng Nông thôn mới. Trạm Khuyến nông huyện Phú Tân (An Giang) vừa tổ chức hội thảo mô hình Nuôi cá tra BMP. Bà con nông dân được nghe báo cáo quy trình thực hiện mô hình Nuôi cá tra BMP và tham quan thực tế mô hình của nông dân Trần Hữu Nghĩa, ngụ ấp Hoà Lợi, xã Phú Hiệp.

Tổng Công ty Thủy sản Việt Nam (Seaprodex) đã cùng với 30 DN và hơn 400 nhà đầu tư tham dự sự kiện Gateway to Việt Nam 2014 với chủ đề “Tìm kiếm cơ hội đầu tư mới tại Việt Nam”. Tại sự kiện, Seaprodex đã có buổi giới thiệu, giao lưu gặp gỡ với các nhà đầu tư trong nước và quốc tế. Seaprodex có nhiều sản phẩm thủy sản khác nhau: cá tầm, cá tra, cá chẻm, cá hường, cá đục, cá thu… đặc biệt mặt hàng tôm XK của Seaprodex rất được thị trường các nước EU, Mỹ, Nhật, Úc và thị trường châu Á ưa chuộng. Riêng đối với sản phẩm cá tầm, Seaprodex đang triển khai nuôi cá tầm thương phẩm tại hồ Kala, huyện Di Linh, Lâm Đồng với diện tích mặt hồ là 320 ha, cung cấp một lượng cá tầm lớn trên thị trường trong nước và XK. Với nhiều lợi thế về ngành nghề kinh doanh, tiềm năng phát triển của mình, Tổng Công ty Thủy sản Việt Nam đã thu hút được hơn 50 nhà đầu tư trong nước và quốc tế quan tâm và tìm kiếm cơ hội đầu tư hợp tác với Seaprodex. Dự kiến cuối năm 2014, Tổng Công ty Thủy sản Việt Nam sẽ chào bán cổ phiếu lần đầu ra

Đang làm vị trí trưởng phòng tại một công ty cơ khí, anh Chính lại quyết định bỏ công việc để về xã Hòa Ninh (huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng) mở trại nuôi thỏ. Đó là câu chuyện của anh Dương Văn Chính (SN 1980) từ kỹ sư cơ khí trở thành người nhân thành công giống thỏ lai thu lãi ròng mỗi năm khoảng 360 triệu đồng.

Từ chỗ chỉ hơn 1.000 con với vài hộ nuôi vào thời gian đầu, đến nay trên địa bàn ấp Đồng Chèo, xã Lai Uyên, huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương đã có 11 trang trại nuôi heo với gần 20.000 con. Hiện nay, Đồng Chèo là điểm sáng về chăn nuôi của xã.

Sau hai chuyến hành trình bay thẳng, ngày 23/9 và 30/9/2014, các chuyên cơ của Hãng hàng không Qantas Airways, Australia đã chở 400 con bò cao sản mang thai được Vinamilk nhập từ Úc về Việt Nam qua cảng Hàng không sân bay quốc tế Nội Bài, Hà Nội.