Hiệu Quả Của Đề Án Sạ Lúa Trên Đất Nhiễm Phèn

Sau 2 năm thực hiện đề án sạ lúa trên đất nhiễm phèn ở một số xã của huyện Trần Văn Thời (Cà Mau), hiệu quả đạt được cho thấy khá khả quan. Đây là đề án do Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện làm chủ, Sở Khoa học và Công nghệ hỗ trợ về khoa học - kỹ thuật.
Theo đó, xã Khánh Bình Tây Bắc được chọn thí điểm đề án. Sau 2 năm ứng dụng phương pháp canh tác mới, cộng với quy trình hướng dẫn áp dụng khoa học - kỹ thuật trên 91 ha đất nhiễm phèn của xã, năng suất đạt từ 6 đến 8 tấn/ha, cao hơn so với trước đây gấp nhiều lần.
Theo phương pháp mới, người sản xuất được cơ quan chuyên môn hướng dẫn khâu làm đất, chọn giống ngắn ngày, chịu được phèn, sử dụng thuốc dưỡng cây lúa và chống bệnh đạo ôn. Đồng thời ngành chuyên môn còn áp dụng khoa học - kỹ thuật và hỗ trợ một phần về giống lúa, thuốc, phân bón nên những cánh đồng sản xuất bấp bênh trước đây, nay trở thành những cánh đồng năng suất, sản lượng, chất lượng cao.
Theo kế hoạch, huyện Trần Văn Thời sẽ nhân rộng đề tài sạ lúa trên đất nhiễm phèn ra 700 ha đất nhiễm phèn của xã Khánh Bình Tây Bắc và một xã có vùng đất nhiễm phèn của huyện.
Related news

Theo Bộ NN&PTNT, trong năm 2012, lượng tồn dư mặt hàng đường trong nước khoảng trên 70.000 tấn, muối cũng tồn một lượng tương đương. Nguy cơ dư thừa nguồn hàng đang trở thành nỗi lo cần giải quyết.

Anh Đặng Chí Linh là Bí thư Chi đoàn ấp Lung Ngang, xã Tam Giang, huyện Năm Căn (Cà Mau). Linh được đánh giá là Bí thư chi đoàn luôn luôn đi đầu trong lĩnh vực phát triển kinh tế, trong đó, tiêu biểu là mô hình trồng điều trên đất nuôi tôm.

Ngoài việc thay thế cho gần 30 công lao động, một chiếc máy cấy có công suất như trên còn góp phần giảm chi phí sản xuất khoảng 70.000 đồng/sào. Đó là tiến bộ kỹ thuật mới được Trung tâm Khuyến nông Hà Nội đưa vào thử nghiệm tại một số địa phương trong vụ Xuân 2012.

Hiện nhiều địa phương trên cả nước đang bắt tay vào thực hiện quy hoạch - khâu quan trọng nhất để thực hiện các tiêu chí khác trong xây dựng nông thôn mới.

Năm 2010, được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông - khuyến ngư tỉnh Nghệ An, Trạm Khuyến nông huyện Kỳ Sơn phối hợp với chính quyền địa phương xây dựng mô hình “Trồng gừng dưới tán rừng”, tại xã Na Ngoi mô hình được triển khai vào vụ xuân 2012, với quy mô 1 ha.