Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi ong lấy mật cho thu nhập khá ổn định

Nuôi ong lấy mật cho thu nhập khá ổn định
Ngày đăng: 13/06/2015

Năm 2014, sau khi được hỗ trợ đi tham quan, học hỏi kỹ thuật nuôi ong lấy mật ở một số tỉnh như Đồng Tháp, Bến Tre, ông Thống bắt đầu nuôi ong.

Bước đầu, ông Thống đầu tư 20 triệu đồng để mua 10 thùng ong mật về nuôi. Tận dụng môi trường tự nhiên trong vườn nhà, ông Thống đặt các thùng ong ở những nơi có bóng râm, nhiều cây để ong thuận tiện tìm nguồn thức ăn thiên nhiên. Được chăm sóc tốt, chỉ sau 1 tháng nuôi, 10 thùng ong đã cho thu hoạch gần 30 lít mật, ông Thống bán với giá 200.000 đồng/lít.

Thấy hiệu quả kinh tế khá ổn định, ông Thống tăng thêm số lượng thùng ong nuôi. Nhưng lần này ông không mua con giống như ban đầu, mà tự nhân đàn. Từ 10 thùng ong ban đầu, đến nay ông Thống đã có 50 thùng ong và đang cho mật ổn định. Không chỉ nhân đàn, ông Thống còn tìm cách tạo ra ong chúa để gây kèo.

Ông Thống chia sẻ: “Nghề nuôi ong ở địa phương mình còn khá mới nên kinh nghiệm nuôi còn hạn chế. Song, nhờ có nguồn thức ăn cho ong trong tự nhiên khá dồi dào nên người nuôi ong giảm rất nhiều chi phí, sản lượng mật cũng đạt chất lượng”.

Nuôi ong là mô hình còn khá mới với người dân trong tỉnh. Vì vậy, muốn nhân rộng mô hình này, ngành chức năng các địa phương cần hướng dẫn kỹ thuật nuôi cho bà con; đồng thời tìm kiếm đầu ra ổn định để bà con yên tâm sản xuất.

Bà Nguyễn Thị Kim Hồng, Giám đốc Trung tâm Thực nghiệm khoa học và ứng dụng công nghệ huyện Phước Long, cho rằng: “Trung tâm đang tìm kiếm đối tác để thu mua mật ong cho bà con. Bên cạnh đó, đơn vị cũng thường xuyên cử cán bộ xuống cơ sở hướng dẫn người nuôi cách chăm sóc ong và thu hoạch mật để đảm bảo chất lượng, đáp ứng nhu cầu của khách hàng”.


Có thể bạn quan tâm

Cẩn Thận Với Cẩn Thận Với "Mít Thái Chín Cây"

Hình ảnh những trái mít chín vàng, bắt mắt cùng tấm biển quảng cáo “mít Thái chín cây, 15.000 đồng/kg” rất dễ níu chân người đi đường. Ít ai biết rằng, để có được những trái mít “chín cây” đẹp, có một số người bán đã kích chín bằng những loại hóa chất không rõ nguồn gốc.

29/12/2014
Mường Khương (Lào Cai) Đạt Doanh Thu Từ Cây Ăn Quả Đạt Trên 128 Tỷ Đồng Mường Khương (Lào Cai) Đạt Doanh Thu Từ Cây Ăn Quả Đạt Trên 128 Tỷ Đồng

Những năm gần đây, các loại cây ăn quả như dứa, chuối, quýt trở thành cây xóa đói, giảm nghèo hiệu quả cho nhân dân một số xã trên địa bàn huyện Mường Khương. Ngành nông nghiệp huyện tích cực chỉ đạo nhân dân áp dụng khoa học - kỹ thuật vào trồng, chăm sóc và thu hoạch, góp phần nâng cao năng suất, sản lượng từng loại cây ăn quả.

29/12/2014
Bình Thuận Nhân Rộng Thêm 4 Mô Hình Vệ Sinh Vườn, Tiêu Hủy Cành Bệnh Đốm Nâu Bình Thuận Nhân Rộng Thêm 4 Mô Hình Vệ Sinh Vườn, Tiêu Hủy Cành Bệnh Đốm Nâu

Cuối tuần qua, ông Huỳnh Thanh Cảnh – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận chủ trì cuộc họp các thành viên trong Ban chỉ đạo phát triển bền vững cây thanh long và lãnh đạo các địa phương đánh giá tình hình thực hiện Tháng cao điểm phòng trừ bệnh đốm nâu trên cây thanh long (28/11 - 31/12/2014).

29/12/2014
Long An Tìm Giải Pháp Chế Biến, Tiêu Thụ Chanh Long An Tìm Giải Pháp Chế Biến, Tiêu Thụ Chanh

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa tổ chức Hội thảo tìm giải pháp phát triển sản xuất, tiêu thụ, chế biến chanh trên địa bàn tỉnh Long An. Đến dự hội nghị có Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam tại TP.HCM - Nguyễn Văn Kỳ, cùng đại diện lãnh đạo các sở, ngành.

29/12/2014
Dán Tem Cho Thanh Long Bình Thuận Dán Tem Cho Thanh Long Bình Thuận

Nhằm xây dựng thương hiệu cho thanh long Bình Thuận, Đề án dán tem có chỉ dẫn địa lý “Bình Thuận” trên quả thanh long khi đưa ra thị trường được tiến hành. Đơn vị thực hiện đề án là Hiệp hội thanh long Bình Thuận, thời gian thực hiện là 2 năm (từ 5/2013 – 5/2015), tổng kinh phí là 2.076 triệu đồng, trong đó nhà nước cấp một nữa, còn lại do Hiệp hội và các doanh nghiệp đóng góp.

29/12/2014