Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phòng bệnh cho đàn vật nuôi mùa nắng nóng nhiều hộ dân còn xem nhẹ

Phòng bệnh cho đàn vật nuôi mùa nắng nóng nhiều hộ dân còn xem nhẹ
Ngày đăng: 13/06/2015

Đối phó với nắng nóng

Là người có kinh nghiệm chăn nuôi lâu năm, bà Ngô Thị Xuân, thôn Liên Sơn, xã Tân Dĩnh (Lạng Giang) chia sẻ: “Gia đình tôi thường xuyên nuôi một nghìn con gà siêu trứng. Những ngày nắng nóng, tôi phủ một lớp chăn bông cũ lên mái chuồng rồi phun nước 3 lần/ngày làm ướt chăn nhằm tránh hấp thu nhiệt xuống mái.

Đồng thời, tôi lắp quạt điện và một số quạt thông gió để chuồng luôn thoáng mát”. Đặc biệt, ngày nóng cao điểm, bà Xuân còn cho gà uống chất điện giải 3 - 4 lần/ngày, sử dụng men vi sinh để xử lý chuồng nuôi, dọn sạch phân gà để không làm tăng nhiệt độ trong chuồng, loại bỏ nguy cơ dịch bệnh.

Ông Trần Văn Tú, thôn Vàng, xã Bích Sơn (Việt Yên) nuôi khoảng 200 lợn nái và lợn con. Trong khi nhiệt độ ngoài trời hơn 40oC nhưng bước vào khu chuồng nuôi lợn nhà ông Tú, hơi mát tỏa các dãy chuồng bởi ngay trên mái ông cho lắp đặt giàn phun nước tự động, nhỏ giọt cả ngày. Theo ông Tú, lợn nái thường có thân nhiệt cao hơn so với lợn sữa và lợn thịt.

Vì vậy, để lợn sinh trưởng, phát triển tốt, không bị bệnh, những ngày nhiệt độ cao, ông bật giàn phun nước làm mát mái chuồng cả ngày, trong mỗi ô nuôi lợn nái đều lắp máng ăn, máng uống nước tự động để kịp thời cung cấp nước. Khi nhiệt độ ngoài trời hơn 40oC, ông còn phủ lá cây xanh trên đỉnh mỗi ô lồng nuôi lợn nái để giảm hơi nóng trực tiếp.

Vào mùa hè, nắng nóng là yếu tố gây hại hàng đầu cho chăn nuôi. Nếu không chống nóng tốt, năng suất, chất lượng vật nuôi sẽ bị ảnh hưởng, thậm chí chết hàng loạt do cảm nóng, cảm nắng, gây thiệt hại về kinh tế cho người dân. Bởi vậy, không chỉ hộ bà Xuân và ông Tú, nhiều chủ trang trại nuôi lợn, gà quy mô lớn và các hộ dân có kinh nghiệm đều chủ động các biện pháp chống nóng để bảo vệ đàn vật nuôi.

Hộ chăn nuôi nhỏ lẻ còn lơ là

Khảo sát thực tế hiện vẫn còn khá nhiều hộ chăn nuôi xem nhẹ việc chống nóng cho gia súc, gia cầm. Nhìn những gian chuồng lợn trống, ánh nắng xuyên qua cửa chuồng nóng rực, anh Phạm Văn Tuyên ở thôn Ao Dẻ, xã Hương Lạc (Lạng Giang) xót xa vì một số con lợn đã bị chết. Anh Tuyên kể, vừa qua gia đình mua 40 con lợn về "gột". Do chuồng nuôi lợn hướng Tây, lại không được chống nóng hay có giàn phun nước làm mát nên sau khi mua về hơn chục ngày, lợn bỏ ăn, co giật rồi chết hơn 10 con, mất gần chục triệu đồng.

Gia đình bà Nguyễn Thị Tẻo ở thôn Thân, thị trấn Đồi Ngô (Lục Nam) cũng có 3 con lợn mắc bệnh viêm phổi cấp và chết đột ngột. Thực tế hiện nay, nhiều hộ chăn nuôi nhỏ lẻ có chuồng trại chật hẹp, mái thấp, lợp tôn hoặc pro-xi-măng, khả năng hấp nhiệt cao nhưng vẫn lơ là, chủ quan, chưa tích cực chống nóng. Một số hộ vẫn thả trâu, bò ngoài đồng khi thời tiết nắng nóng tới 40oC.

Không chỉ đàn lợn bị chết, đàn gà và trâu bò không được chăm sóc đúng kỹ thuật cũng bị mắc bệnh và chết khá nhiều. Theo cán bộ Phòng Dịch tễ, Chi cục Thú y (Sở Nông nghiệp và PTNT), với thời tiết hiện nay, vật nuôi dễ mắc một số bệnh phổ biến như: Tụ huyết trùng, phó thương hàn, tiêu chảy, Ecoli, viêm phổi, sưng phù đầu, cảm nóng, ký sinh trùng đường máu… Hai tháng qua, toàn tỉnh có gần 5 nghìn con gia súc, gia cầm mắc những bệnh trên.

Thông tin từ Trung tâm Khí tượng Thủy văn Trung ương cho biết, mùa hè năm nay, thời tiết nắng nóng sẽ kéo dài hơn mọi năm, nền nhiệt độ tăng cao hơn gây bất lợi cho đàn vật nuôi. Vì vậy, người chăn nuôi cần giữ cho chuồng trại thông thoáng, sạch sẽ, phủ rơm rạ, lá cọ lên mái chuồng hoặc trồng dây leo che phủ để làm mát. Những trang trại chăn nuôi quy mô lớn cần lắp đặt hệ thống phun sương trực tiếp trong chuồng nuôi gia súc trong những ngày nắng nóng, bố trí hệ thống quạt thông gió để làm mát cho vật nuôi.

Theo Chi cục Thú y, người chăn nuôi không nên rửa chuồng nhiều lần khi trời nắng nóng để tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột, vật nuôi dễ mắc bệnh đường hô hấp, tiêu hóa. Những ngày nhiệt độ cao, người dân tuyệt đối không thả và để trâu, bò làm việc ngoài trời vào ban trưa, nên để nghỉ ngơi tại nơi có bóng mát, cây xanh. Đối với ao nuôi trồng thủy sản cần thả bèo làm mát, không đánh bắt hay cho ăn vào buổi trưa để hạn chế cá bị chết hoặc nhiễm bệnh do nắng nóng.

Các hộ chăn nuôi lợn và gà cần giãn mật độ nuôi, sử dụng thức ăn xanh thay cho tinh bột để hạn chế sinh nhiệt; cho uống đủ nước, vitamin C, chất điện giải; tiêm vắc-xin phòng bệnh và phun thuốc tiêu độc khử trùng môi trường định kỳ nâng cao sức đề kháng cho vật nuôi". Ông Hoàng Đăng Huyến - Chi cục trưởng Chi cục Thú y


Có thể bạn quan tâm

Cải Thiện Đời Sống Từ Phụ Phẩm Cây Tràm Cải Thiện Đời Sống Từ Phụ Phẩm Cây Tràm

Những năm qua, khi cây tràm liên tục rớt giá thì cành, ngọn và gốc đang mang lại thu nhập khá cao cho một bộ phận không nhỏ người dân trong các lâm phần.

20/07/2013
Cá Rô Phi Được Ưa Chuộng Ở Mỹ, Thờ Ơ Tại Châu Âu Cá Rô Phi Được Ưa Chuộng Ở Mỹ, Thờ Ơ Tại Châu Âu

Cá rô phi có nhiều ưu điểm: nguồn cung lớn, hương vị nhẹ, dễ chế biến, dễ cấp đông, rã đông, giá phải chăng. Đồng thời, nếu xét góc độ sản xuất, cá rô phi được nuôi bền vững, sử dụng ít thức ăn là cá biển, tăng trưởng nhanh và khỏe mạnh. Có lẽ chính những đặc điểm này đã mang lại thành công cho cá rô phi trên thị trường Mỹ

31/03/2013
Phát Triển Vùng Nuôi Tôm Công Nghiệp Tập Trung Nhiều Khó Khăn Cần Tháo Gỡ Phát Triển Vùng Nuôi Tôm Công Nghiệp Tập Trung Nhiều Khó Khăn Cần Tháo Gỡ

Trong tiến trình phát triển nghề nuôi thuỷ sản, tỉnh Cà Mau đã quy hoạch 2 vùng nuôi tôm công nghiệp tập trung (NTCNTT). Tuy nhiên, sau một thời gian quy hoạch được thông qua, hiện nay hai vùng NTCNTT vẫn chưa có nhiều chuyển biến. Việc triển khai quy hoạch như mục tiêu ban đầu đang gặp phải nhiều khó khăn cần tháo gỡ.

21/08/2013
Người Trồng Thanh Long Ruột Đỏ Đầu Tiên Ở Cồn Tàu Ở Bến Tre Người Trồng Thanh Long Ruột Đỏ Đầu Tiên Ở Cồn Tàu Ở Bến Tre

Cách chăm sóc thanh long đơn giản và không tốn nhiều công như cây nhãn hay các loại cây ăn quả khác. Một người giỏi giang có thể canh tác 5 - 7 công, với sản lượng trung bình 3 tấn/công.

14/05/2013
Nuôi Trĩ Đỏ Khoang Cổ Ở Hà Nội Nuôi Trĩ Đỏ Khoang Cổ Ở Hà Nội

Để phục vụ chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển chăn nuôi con đặc sản, năm 2012 Trung tâm Khuyến nông Hà Nội phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Đan Phượng triển khai mô hình nuôi chim trĩ đỏ khoang cổ trên địa bàn huyện.

31/03/2013