Góp ý cơ chế khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp - nông thôn

Dự thảo cơ chế có nhiều ưu đãi đối với dự án đầu tư sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP.
Theo dự thảo cơ chế do Sở Kế hoạch - đầu tư xây dựng, ngoài việc áp dụng Nghị định 210/2013/NĐ-CP của Chính phủ, căn cứ theo điều kiện đặc thù của địa phương, Quảng Nam sẽ ưu tiên nguồn kinh phí hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đầu tư vào 9 lĩnh vực trọng yếu, gồm:
Xây dựng cơ sở chăn nuôi gia súc; xây dựng vùng sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, trung tâm ươm và sản xuất giống cây trồng, trung tâm thực nghiệm để giáo dục nông nghiệp cho học sinh; cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung; trồng cây sâm Ngọc Linh, cây ba kích; nuôi trồng thủy sản trên hồ thủy lợi, thủy điện;
Xây dựng cơ sở hạ tầng cụm công nghiệp chế biến thủy hải sản; đào tạo nguồn nhân lực, phát triển thị trường và áp dụng khoa học công nghệ; dự án sản xuất nông nghiệp có liên kết với người dân; xây dựng cơ sở chế tạo, bảo quản, chế biến nông sản và thủy sản.
Nhiều ý kiến cho rằng, đối với vấn đề sản xuất rau VietGAP, theo quy định trong cơ chế dự thảo thì quy mô diện tích mỗi dự án từ 20ha trở lên là quá cao, nên điều chỉnh còn khoảng hơn 10ha, nhất là đối với các địa phương ở khu vực trung du và miền núi.
Đối với dự án xây dựng cơ sở chế tạo, bảo quản, chế biến nông sản và thủy sản nên quy định mỗi dự án có doanh thu mỗi năm khoảng 30 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho hơn 50 lao động thì được hưởng cơ chế hỗ trợ, thay vì quy định có doanh thu mỗi năm từ hơn 50 tỷ đồng đến dưới 80 tỷ đồng và giải quyết việc làm cho 100 lao động như trong cơ chế dự thảo.
Một số đại biểu đề nghị các cơ quan có trách nhiệm cần giúp những tổ chức, cá nhân có dự án đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp - nông thôn giải quyết nhanh chóng các thủ tục liên quan…
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Trí Thanh yêu cầu Sở Kế hoạch - đầu tư tiếp thu ý kiến đóng góp của các ngành, địa phương, doanh nghiệp để hoàn chỉnh dự thảo cơ chế. Trong đó nội dung phải rõ ràng, dễ hiểu, dễ vận dụng và đặc biệt là phù hợp với điều kiện sản xuất của từng vùng…, sớm trình UBND tỉnh xem xét phê duyệt.
Có thể bạn quan tâm

Mặc dù đất quy định để trồng lúa, nhưng vài năm qua nhiều nông dân TP.HCM đã không trồng lúa trên diện tích đó mà chuyển sang nuôi, trồng các loại cây, con khác.

Ở TP. HCM xuất hiện ngày càng nhiều mô hình nông nghiệp đô thị với giá trị sản xuất tới cả tỷ đồng/ha mỗi năm, nổi bật là mô hình sản xuất hoa lan với nhiều vườn lan tiền tỷ. Đây được coi là hướng chuyển đổi sản xuất nông nghiệp đô thị phù hợp trong điều kiện hiện nay.

Phát triển cá lồng trên biển đang tạo giá trị lớn cho người dân. Tuy nhiên, hạn chế là vấn đề thiệt hại trong nuôi trồng vẫn cao; việc đưa ra giải pháp về quy hoạch lại vùng nuôi, kiểm soát mức độ cho ăn, con giống… được quan tâm hàng đầu hiện nay.

Nằm gọn trong thung lũng của xã Thu Phong, huyện Cao Phong (Hòa Bình), trên diện tích khiêm tốn chỉ khoảng 4,3ha đất trồng lúa và một ít diện tích đất đồi, nhưng nhiều hộ dân thôn Vỏ 1 đã đổi đời, thậm chí có người thu tiền tỷ từ trồng cam.

Nhìn một người Việt quần áo bạc thết, quần quật với chuyện thiết kế, xây dựng, mấy ai biết đó là một người Đức gốc Việt đang đầu tư nhà máy sấy trái cây ở Thanh Bình, Đồng Tháp.