Hiệu quả bước đầu từ các mô hình nuôi vịt trời
Đến thăm trang trại của anh Nguyễn Hữu Quốc, ở xã Quảng Cư (thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa), chúng tôi được biết:
Năm 2013, qua tìm hiểu thấy mô hình nuôi vịt trời cho hiệu quả kinh tế cao, nhu cầu tiêu thụ lớn, trong khi đó trên địa bàn tỉnh có ít hộ nuôi, anh Quốc đã mạnh dạn đầu tư nuôi vịt trời.
Từ kinh nghiệm làm trang trại nhiều năm cùng với học hỏi qua bạn bè, tìm hiểu qua sách, báo chí, anh Quốc đã nắm bắt được những kiến thức cơ bản từ ấp nở, tiêm phòng, chăm sóc đàn vịt trời.
Sau gần hai năm nuôi, đến nay, trang trại của gia đình anh đã có hơn 500 con vịt giống bố mẹ và hàng nghìn vịt trời con thương phẩm.
Mỗi năm anh Quốc xuất bán ra thị trường ba lứa vịt trời, với giá bán hiện tại là 250.000 đồng/con, trừ chi phí mỗi con vịt trời cho lãi khoảng hơn 100.000 đồng; ngoài ra, anh còn bán vịt giống với giá 60.000 đồng/con; trừ chi phí, mỗi năm anh Quốc thu về khoảng 200 đến 250 triệu đồng tiền lãi.
Cũng năm 2013, gia đình anh Trần Văn Đắc, xã Quảng Hợp (Quảng Xương) đã mạnh dạn chuyển từ nuôi vịt đàn sang nuôi vịt trời thương phẩm.
Ban đầu, anh nuôi thử 100 con, khoảng 90 - 100 ngày cho xuất bán. Trừ chi phí, gia đình anh thu lãi hơn 5 triệu đồng. Thấy hiệu quả kinh tế cao, anh Đắc quyết định chuyển hẳn sang nuôi vịt trời và tiếp tục tăng đàn.
Đến nay, trong chuồng của gia đình anh lúc nào cũng có 2.000 con vịt thương phẩm và vịt con giống. Không dừng lại ở đó, để giúp bà con địa phương chủ động về con giống, anh đã đầu tư thêm lò ấp trứng, tính cả bán con giống, vịt thương phẩm và thu từ lò ấp trứng, gia đình anh Đắc thu lãi gần 20 triệu đồng mỗi tháng.
Hiện nay, giống vịt trời mà các trang trại đang nuôi chủ yếu là giống vịt đã thuần hóa, được nhân giống bằng cách ấp nở, vì thế dễ nuôi hơn giống vịt trời hoang dã.
Được biết, thức ăn của vịt trời chủ yếu là lúa, ngô và các phụ phẩm nông nghiệp khác, sau thời gian nuôi từ 3,5 đến 4 tháng là có thể xuất bán vịt thương phẩm, mỗi con đạt trọng lượng từ 1 đến 1,2kg.
Thịt vịt trời vừa ngọt vừa thơm, được người tiêu dùng ưa chuộng. Thị trường tiêu thụ vịt trời khá lớn, không chỉ bán ngay trong tỉnh mà khách hàng các tỉnh khác cũng tìm đến các trang trại đặt mua với số lượng lớn...
Có thể nói, nuôi vịt trời đang mở ra một hướng phát triển mới trong chăn nuôi cho các trang trại trên địa bàn tỉnh.
Sau gần hai năm nuôi thử nghiệm, đến nay tỉnh ta đã có gần 20 hộ đầu tư trang trại nuôi vịt trời.
Để mô hình nuôi vịt trời trở thành hàng hóa có giá trị kinh tế cao, ổn định, các hộ nuôi rất cần được các đơn vị chuyên môn hỗ trợ về kỹ thuật; đồng thời chú trọng đến chất lượng sản phẩm để tạo thành thương hiệu khi xuất bán ra thị trường.
Có thể bạn quan tâm
Ba mặt hàng nông thủy sản chính của xuất khẩu VN đều giảm đáng kể trong 6 tháng đầu năm, theo số liệu cập nhật của Tổng cục Hải quan.
Trong bảy tháng qua, Việt Nam đã nhập tới 463 triệu USD thuốc trừ sâu và nguyên liệu (khoảng trên 9.000 tỷ đồng).
Từ nghịch lý của ngành lúa gạo ngày càng kém sức cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu và kim ngạch nhập khẩu thức ăn chăn nuôi (TACN) đang tăng “nóng”, nông dân đang phải “chăn nuôi heo, gà bằng đồng ngoại tệ”... Bộ NN-PTNT cho rằng, đề xuất Việt Nam chủ động đẩy mạnh trồng bắp (ngô) và tăng diện tích chuyển đổi từ lúa sang bắp sẽ giúp hạn chế được hai vấn đề quan trọng: giảm dần phụ thuộc nhập khẩu TACN và ứng phó với hạn hán ngày càng khốc liệt.
Đến xóm 2, xã Kim Mỹ (Kim Sơn - Ninh Bình), hỏi bác Tân, cô chủ cửa hàng kim hoàn nói luôn: “Bác Tân lợn nái à, anh đi thẳng, hơn 500 mét nữa, đến ngôi nhà kiểu mới, vừa xây là nhà bác Tân”. Gia đình bác Trịnh Duy Tân là địa chỉ nhiều người gần xa đến học hỏi kinh nghiệm chăn nuôi lợn nái, lợn thịt.
Hàng ngày kiểm tra chuồng trại, lượng thức ăn, nghe tiếng kêu là biết tình trạng của chim; đặc biệt là áp dụng nuôi ghép chim non để tăng năng suất, giảm chi phí thức ăn...