Hiệu quả bước đầu trong đào tạo nghề nông nghiệp
Được giao nhiệm vụ đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT), từ năm 2012 đến nay, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức mở hàng trăm lớp đào tạo với 14 nhóm nghề nông nghiệp thu hút gần 4.000 học viên tham gia. Sau đào tạo có trên 80% lao động có việc làm, tự tìm được việc làm.
Thống kê cho thấy, học viên tham gia học chủ yếu là các nghề kỹ thuật chăn nuôi, phòng trị bệnh cho trâu, bò, lợn, gia cầm; kỹ thuật trồng, chế biến nấm các loại. Nắm bắt được kiến thức đã học và có điều kiện thực hành tại cơ sở, phần lớn học viên sau học nghề tìm được việc làm nhờ tự áp dụng những kiến thức vào thực tế sản xuất, góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; chuyển đổi cơ cấu LĐNT.
Nhiều lao động sau học nghề tự biết chiết, ghép cây, không phải mua cây giống mà còn tạo được cây giống chất lượng cao. Đặc biệt không ít lao động sau khi học nghề đã chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang kinh doanh dịch vụ nông nghiệp và giống cây trồng, tăng thu nhập, đảm bảo cuộc sống.
Tại TX. Mường Lay từ năm 2010 - 2014 đã đào tạo 1.835 LĐNT thì có tới 1.045 lao động học nghề nông nghiệp và 100% số người sau học nghề nông nghiệp có việc làm. Nói về kinh nghiệm thực hiện, ông Nghiêm Văn Cầm, Phó Chủ tịch UBND TX. Mường Lay cho biết: Để công tác dạy nghề theo Đề án 1956 hiệu quả, TX. tổ chức điều tra, khảo sát và dự báo nhu cầu dạy nghề cho LĐNT, từ đó xây dựng kế hoạch đào tạo nghề hàng năm.
Cùng với đó là đẩy mạnh tư vấn học nghề, việc làm miễn phí và vận động các thành viên trong gia đình tham gia học nghề. Anh Lò Văn Quang, phường Na Lay cho biết: Sau khi tham gia lớp học nghề trồng nấm sò do Trung tâm Dạy nghề TX. Mường Lay tổ chức, nắm được kiến thức cơ bản, tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có (rơm rạ) tại địa phương, mỗi năm gia đình tôi trồng nấm được từ 7 - 8 tháng, có thị trường tiêu thụ nên đem lại nguồn thu khá ổn định, từ 1,8 - 2,2 triệu đồng/người/tháng.
Định hướng và gắn với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới trong công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho LĐNT là giải pháp trọng tâm mà Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đặt ra để gỡ nút “thắt” trong vấn đề tạo việc làm cho LĐNT sau đào tạo. Phân tích điều này, ông Lò Quang Chiêu, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho rằng: Qua khảo sát cho thấy, số ít lao động học nghề nông nghiệp không có việc làm hoặc thiếu việc làm ổn định chủ yếu do thiếu vốn sản xuất; các doanh nghiệp, HTX trên địa bàn hoạt động nhỏ lẻ, sản xuất thời vụ không tập trung nên chưa thu hút được lao động sau đào tạo vào làm việc. Mặt khác thời gian qua, hoạt động đào tạo nghề tập trung chủ yếu và các nghề cũ, chưa chú trọng đào tạo nghề mới.
Do đó cần xây dựng các mô hình sản xuất áp dụng tiến bộ KHKT trong nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, mới có thể tạo ra được bước đột phá trong chuyển dịch cơ cấu lao động từ lĩnh vực nông nghiệp sang lĩnh vực phi nông nghiệp, đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Muốn thực hiện được điều đó cần đẩy mạnh công tác tư vấn, định hướng chọn nghề, học nghề; tổ chức rà soát lại danh mục đào tạo nghề cho LĐNT, đảm bảo các nghề nông nghiệp phải phù hợp với quy hoạch nông thôn mới, quy hoạch sản xuất nông nghiệp và yêu cầu tái cấu trúc ngành nông nghiệp. Và chỉ tổ chức dạy nghề cho LĐNT khi xác định được nơi tiếp nhận và có việc làm ổn định sau khi học nghề. Cùng với đó là tăng cường sự tham gia của các doanh nghiệp, hợp tác xã trong vấn đề tạo công ăn việc làm cho người lao động.
Có thể bạn quan tâm
Theo một số chủ doanh nghiệp (DN), trang trại, hiện nhiều DN, trang trại chăn nuôi đang chuyển hướng từ làm gia công cho các doanh nghiệp FDI sang tự chủ, thành đối tác làm ăn với họ. Các chủ DN, trang trại ngày càng quan tâm xây dựng chuỗi trong chăn nuôi nhằm tăng sức cạnh tranh.
Nhằm giúp người trồng mía có những thông tin về công tác chuẩn bị, tình hình giá cả, chính sách thu mua, cũng như những kế hoạch sản xuất trong vụ mía 2014-2015, phóng viên Báo Hậu Giang có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Hoàng Ngoan (ảnh), Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ (Casuco), xung quanh những vấn đề mà bà con nông dân quan tâm hiện nay.
Đi trên cánh đồng khóm Cầu Đúc ở xã Hỏa Tiến, thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang vào những ngày này, nhìn đâu cũng thấy nụ cười của người trồng khóm. Ông Vu Suổi, Chủ nhiệm Hợp tác xã trồng khóm Thạnh Thắng, xã Hỏa Tiến, cho biết: Giá khóm tại rẫy được các thương lái thu mua dao động từ 5.500-6.300 đồng/trái (loại hơn 1kg/trái). Đây là mức giá kỷ lục từ trước đến nay.
Với hơn 74 nghìn hecta diện tích gieo sạ hằng năm nhưng hiện giờ, ngành nông nghiệp tỉnh vẫn chưa có được bản quyền của một loại giống lúa siêu nguyên chủng nào; trong khi Dự án hỗ trợ phát triển giống lúa thuần mới chất lượng cao (gọi tắt là Dự án) thì triển khai cầm chừng vì “khát” vốn!
Vụ hè thu này, nhiều hộ nông dân “bể bồ” lúa, khi ở Mộ Đức năng suất bình quân ước 64 tạ/ha, Tư Nghĩa, Nghĩa Hành 63 tạ/ha…Tuy nhiên, bên cạnh niềm vui chung thì nông dân một số địa phương cũng có những nỗi buồn riêng. Ấy là nhiều diện tích ruộng bị bỏ hoang vì thiếu nước hoặc sa bồi thủy phá do cơn lũ hồi giữa tháng 11.2013, nông dân “xé” quy trình kỹ thuật khiến kết quả sản xuất ở một số cánh đồng mẫu lớn (CĐML) không như mong đợi…