Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu quả bước đầu trong đào tạo nghề nông nghiệp

Hiệu quả bước đầu trong đào tạo nghề nông nghiệp
Publish date: Monday. May 4th, 2015

Được giao nhiệm vụ đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT), từ năm 2012 đến nay, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức mở hàng trăm lớp đào tạo với 14 nhóm nghề nông nghiệp thu hút gần 4.000 học viên tham gia. Sau đào tạo có trên 80% lao động có việc làm, tự tìm được việc làm.

Thống kê cho thấy, học viên tham gia học chủ yếu là các nghề kỹ thuật chăn nuôi, phòng trị bệnh cho trâu, bò, lợn, gia cầm; kỹ thuật trồng, chế biến nấm các loại. Nắm bắt được kiến thức đã học và có điều kiện thực hành tại cơ sở, phần lớn học viên sau học nghề tìm được việc làm nhờ tự áp dụng những kiến thức vào thực tế sản xuất, góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; chuyển đổi cơ cấu LĐNT.

Nhiều lao động sau học nghề tự biết chiết, ghép cây, không phải mua cây giống mà còn tạo được cây giống chất lượng cao. Đặc biệt không ít lao động sau khi học nghề đã chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang kinh doanh dịch vụ nông nghiệp và giống cây trồng, tăng thu nhập, đảm bảo cuộc sống.

Tại TX. Mường Lay từ năm 2010 - 2014 đã đào tạo 1.835 LĐNT thì có tới 1.045 lao động học nghề nông nghiệp và 100% số người sau học nghề nông nghiệp có việc làm. Nói về kinh nghiệm thực hiện, ông Nghiêm Văn Cầm, Phó Chủ tịch UBND TX. Mường Lay cho biết: Để công tác dạy nghề theo Đề án 1956 hiệu quả, TX. tổ chức điều tra, khảo sát và dự báo nhu cầu dạy nghề cho LĐNT, từ đó xây dựng kế hoạch đào tạo nghề hàng năm.

Cùng với đó là đẩy mạnh tư vấn học nghề, việc làm miễn phí và vận động các thành viên trong gia đình tham gia học nghề. Anh Lò Văn Quang, phường Na Lay cho biết: Sau khi tham gia lớp học nghề trồng nấm sò do Trung tâm Dạy nghề TX. Mường Lay tổ chức, nắm được kiến thức cơ bản, tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có (rơm rạ) tại địa phương, mỗi năm gia đình tôi trồng nấm được từ 7 - 8 tháng, có thị trường tiêu thụ nên đem lại nguồn thu khá ổn định, từ 1,8 - 2,2 triệu đồng/người/tháng.

Định hướng và gắn với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới trong công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho LĐNT là giải pháp trọng tâm mà Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đặt ra để gỡ nút “thắt” trong vấn đề tạo việc làm cho LĐNT sau đào tạo. Phân tích điều này, ông Lò Quang Chiêu, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho rằng: Qua khảo sát cho thấy, số ít lao động học nghề nông nghiệp không có việc làm hoặc thiếu việc làm ổn định chủ yếu do thiếu vốn sản xuất; các doanh nghiệp, HTX trên địa bàn hoạt động nhỏ lẻ, sản xuất thời vụ không tập trung nên chưa thu hút được lao động sau đào tạo vào làm việc. Mặt khác thời gian qua, hoạt động đào tạo nghề tập trung chủ yếu và các nghề cũ, chưa chú trọng đào tạo nghề mới.

Do đó cần xây dựng các mô hình sản xuất áp dụng tiến bộ KHKT trong nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, mới có thể tạo ra được bước đột phá trong chuyển dịch cơ cấu lao động từ lĩnh vực nông nghiệp sang lĩnh vực phi nông nghiệp, đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Muốn thực hiện được điều đó cần đẩy mạnh công tác tư vấn, định hướng chọn nghề, học nghề; tổ chức rà soát lại danh mục đào tạo nghề cho LĐNT, đảm bảo các nghề nông nghiệp phải phù hợp với quy hoạch nông thôn mới, quy hoạch sản xuất nông nghiệp và yêu cầu tái cấu trúc ngành nông nghiệp. Và chỉ tổ chức dạy nghề cho LĐNT khi xác định được nơi tiếp nhận và có việc làm ổn định sau khi học nghề. Cùng với đó là tăng cường sự tham gia của các doanh nghiệp, hợp tác xã trong vấn đề tạo công ăn việc làm cho người lao động.


Related news

Làm Giàu Nhờ Cây Có Múi Làm Giàu Nhờ Cây Có Múi

Ngoài bưởi Tân Triều (huyện Vĩnh Cửu), Đồng Nai còn có nhiều vùng nổi tiếng về trồng cây có múi, như: quýt Thanh Sơn, bưởi da xanh ruột hồng Định Quán… Đây là những dòng cây đặc sản cho thu nhập cao nên ngày càng thu hút nông dân đầu tư mở rộng diện tích.

Friday. January 23rd, 2015
Nâng Tầm Trái Cây Đặc Sản Từ Những Cách Làm Hay Nâng Tầm Trái Cây Đặc Sản Từ Những Cách Làm Hay

Chủ động tìm tòi, sáng tạo và chắt lọc những mô hình sản xuất mới lạ để tạo ra các sản phẩm độc đáo, thích ứng nhu cầu thị trường nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình là những bước đi đột phá của nhiều nhà vườn ở Đồng Tháp trong thời gian qua. Dự kiến, nhiều nhà vườn sẽ tung ra một số sản phẩm trái cây độc đáo, lạ mắt cung cấp cho thị trường Tết.

Friday. January 23rd, 2015
Một Số Kinh Nghiệm Khi Sử Dụng Túi Bao Trái Trên Cây Ăn Quả Một Số Kinh Nghiệm Khi Sử Dụng Túi Bao Trái Trên Cây Ăn Quả

Biện pháp bao trái vừa bảo vệ trái cây hiệu quả, vừa bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm và rất an toàn cho con người và môi trường. Tuy nhiên để đạt được kết quả như mong đợi, các nhà vườn phải lưu ý tùy từng loại cây trồng mà chọn lựa các loại túi bao phù hợp.

Friday. January 23rd, 2015
Nông Dân Huyện Tháp Mười Gặp Khó Do Giá Lúa Sụt Giảm Mạnh Nông Dân Huyện Tháp Mười Gặp Khó Do Giá Lúa Sụt Giảm Mạnh

Nhiều nông dân xã Đốc Binh Kiều cho biết, hiện lúa OM 4900 chỉ còn khoảng 4.950 - 5.000 đồng/kg nhưng không dễ bán. Thương lái không đến mua hoặc có đến thì trả giá rất thấp. Tuy nhiên, do phải trả tiền vật tư nông nghiệp, chi phí thu hoạch, nếu trữ lại sẽ không có điều kiện phơi sấy nên nông dân buộc phải bán lúa với giá thấp.

Friday. January 23rd, 2015
Nông Dân Phấn Khởi Vì Chanh Được Giá Nông Dân Phấn Khởi Vì Chanh Được Giá

Những ngày này, nông dân trồng chanh ở xã cù lao Bình Thạnh, huyện Cao Lãnh rất phấn khởi vì giá chanh tăng cao, thương lái tới tận vườn mua với giá từ 10 ngàn - 11 ngàn đồng/kg. Với mức giá này, người trồng chanh có lợi nhuận khá cao. Gia đình ông Bùi Văn Rê ở ấp Bình Linh, xã Bình Thạnh trồng giống chanh bông tím tứ quý. Với 8 công, mỗi năm ông thu nhập trên 150 triệu đồng.

Friday. January 23rd, 2015