Hiệp Hội Hồ Tiêu Khuyến Cáo Không Bán Tiêu Số Lượng Lớn

Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) khuyến cáo, trong thời gian này người trồng tiêu nên tránh bán lượng lớn hồ tiêu ra thị trường để khỏi bị thua thiệt sau này.
Từ tháng 2 đến tháng 4 hàng năm là thời gian thu hoạch chính vụ hồ tiêu tại Việt Nam. Lúc này các nhà nhập khẩu thường tìm mọi cách để ép giá, đưa ra nhiều quy định rào cản về chất lượng nhằm đạt mục đích mua số lượng lớn với giá rẻ. Vì thế Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam khuyến cáo, trong thời gian này người trồng tiêu nên tránh bán lượng lớn hồ tiêu ra thị trường để khỏi bị thua thiệt sau này.
Theo VPA, do tác động của các nhà xuất nhập khẩu trong và ngoài nước nên giá tiêu đã giảm từ 160.000-170.000 đồng/kg vào thời điểm cuối năm 2013 xuống còn trên 120.000 đồng/kg như hiện nay.
Trong khi đó giá tiêu tại thị trường Ấn Độ, Indonesia, Malaysia và các thị trường tiêu thụ lớn như Mỹ, châu Âu đầu năm 2014 vẫn ở đứng ở mức cao là 8.000 USD/tấn (tiêu đen) và trên 10.000 USD/tấn (tiêu trắng).
VPA cho biết thường vào đầu vụ thu hoạch tiêu, nông dân phải bán để có tiền trả nợ và tiêu dùng nên một lượng tiêu lớn được bán ra thị trường vào thời điểm này đã kéo giá nông sản này xuống. Hiện giá tiêu tại các tỉnh Đông Nam Bộ và Tây Nguyên đang ở mức 123.000- 127.000 đồng/kg.
Có thể bạn quan tâm

Một số thị trường châu Á đang áp dụng các tiêu chuẩn khắt khe của Liên minh châu Âu (EU) đối với nguyên liệu và bán thành phẩm thủy sản nhập khẩu từ Việt Nam, theo Cục quản lý chất lượng nông lâm thủy sản (Nafiqad)), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT).

Ngày 6/7, Trung tâm Phát triển Chăn nuôi Hà Nội tổ chức cho đoàn đại biểu đại diện Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam và người tiêu dùng tham quan chuỗi chăn nuôi gà đồi Sóc Sơn và trang trại hữu cơ Bảo Châu, xã Minh Phú, huyện Sóc Sơn.
Cần hình thành các mô hình chuỗi an toàn vệ sinh thực phẩm, từ chăn nuôi - giết mổ - buôn bán sản phẩm động vật trên địa bàn tỉnh Tây Ninh; đồng thời ưu tiên phát triển các nguồn giống tốt và rút ngắn thời gian nghiên cứu các ứng dụng khoa học về chăn nuôi, sớm đưa vào sản xuất để góp phần hạ giá thành.

Hội nghị giúp nông dân có thêm kiến thức, kỹ thuật chăn nuôi lợn đen bản địa. Sáng 7/7, tại UBND xã Bản Lầu (Mường Khương - Lào Cai), Trung tâm Khuyến nông tỉnh tổ chức hội nghị tư vấn, đối thoại trực tiếp với nông dân các xã: Bản Lầu, Bản Xen, Lùng Vai về lĩnh vực chăn nuôi lợn đen bản địa ngoài vùng dự án với chủ đề: “Giải pháp chăn nuôi an toàn dịch bệnh và liên kết phát triển chăn nuôi lợn đen bản địa theo chuỗi giá trị bền vững”.

“Cách đây 5 năm, tôi đầu tư 5 triệu đồng, mua 2 con dê sinh sản. Đến nay, đàn dê phát triển lên 21 con, trị giá gấp trên 10 lần lúc đầu tư. Nuôi dê không mất tiền chi phí thức ăn, chỉ bỏ công lao động là có lãi. Hằng năm, bán 4 - 5 con dê đực giống (trị giá 4 triệu đồng/con). Nhờ vậy, gia đình tôi đã thoát nghèo”. Đó là câu chuyện của chị Lường Thị Hậu, bản Lâm, xã Chiềng San (Mường La - Sơn La), một trong nhiều hộ dân ở Mường La mạnh dạn đầu tư nuôi dê.