Gần 20 Tỷ Đồng Đổi Mới Giống Chè
UBND tỉnh Lâm Đồng vừa cấp giấy chứng nhận đầu tư dự án đổi mới giống chè cho Công ty CP Chè Lâm Đồng. Dự án có tổng vốn đầu tư gần 20 tỷ đồng, triển khai trên diện tích hơn 124ha tại 2 huyện Di Linh và Bảo Lâm. Mục tiêu dự án nhằm đổi mới giống chè hạt (trồng từ năm 1944 - 1980) giống tạp, thoái hóa, mật độ thưa, năng suất dưới 5 tấn/ha sang trồng giống chè cành PH1 (chè Phú Hộ) có năng suất từ 13 - 15 tấn/ha trong điều kiện đầu tư bình thường và từ 18 - 20 tấn/ha trong điều kiện đầu tư thâm canh.
Diện tích chè này được áp dụng công nghệ chăm sóc, kiểm soát chất lượng theo tiêu chuẩn GAP, tạo vùng nguyên liệu chè an toàn (khoảng 1.600 - 2.000 tấn chè nguyên liệu/năm, tương đương 400 - 500 tấn chè thành phẩm/năm) đáp ứng nhu cầu khách hàng tại Mỹ và châu Âu.
Có thể bạn quan tâm
Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông Khuyến lâm tỉnh Bắc Kạn tổ chức hội thảo đánh giá kết quả thử nghiệm một số cây ăn quả trên đất đã trồng cam quýt tại xã Quang Thuận.
Những năm trở lại đây, phát triển cây ăn quả đã mang lại thu nhập khá cao cho người dân vùng ven thành phố Tuyên Quang. Để phát huy lợi thế này, thành phố đã chú trọng định hướng phát triển cho từng vùng gắn với quy hoạch chung của thành phố.
Thăm vườn đu đủ Thái Lan đang cho trái khá nhiều của gia đình ông Nguyễn Văn Nuôi ở khu Dốc Gáo, thôn Phú Hòa, xã Hàm Trí, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận, chúng tôi ngạc nhiên trước cách làm khá hiệu quả của gia đình ông.
Theo Trạm Khuyến nông huyện Lục Ngạn (Bắc Giang), đến nay toàn huyện có hơn 20 ha bưởi da xanh trồng được 4 năm, tập trung tại xã Hồng Giang, Tân Quang.
Đây là ý kiến của bà Nguyễn Hồng Lý - Phó Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương Hội ND Việt Nam tại Hội nghị Sơ kết giữa nhiệm kỳ Ban chấp hành Hội ND tỉnh Bình Dương khóa 8 (2013-2018)