Hiệu Quả Từ Mô Hình Trồng Quít Đường
Mấy năm trở lại đây, nông dân huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) chuyển đổi diện tích vườn cây kém hiệu quả sang trồng những loại cây có giá trị kinh tế cao như: sầu riêng, măng cụt, bưởi Năm Roi,... Riêng ấp Phương Bình, xã Phương Phú, nông dân đã chuyển gần 200ha sang trồng quít đường, thu lợi hàng trăm triệu đồng.
Hiện tại mỗi héc-ta quít, nông dân thu hoạch từ 28 đến trên 30 tấn trái, giá bán rất hấp dẫn từ 18.000 - 22.000 đồng/kg, mỗi năm thu nhập trên 500 triệu đồng. Sau khi trừ chi phí thì lợi nhuận đạt được trên 50% thu nhập, mức lời khá cao mà không phải loại cây có múi nào cũng dễ dàng đạt được. Đây cũng là một trong 10 mặt hàng nông sản chủ lực của Hậu Giang, bước đầu xây dựng thương hiệu, thị trường, do đó việc chuyển đổi này được xem là hướng đi thích hợp cho nông dân xã Phương Phú nói riêng và huyện Phụng Hiệp nói chung.
Có thể bạn quan tâm
Ca cao là loại cây trồng mới đang được ngành nông nghiệp cả nước khuyến khích nông dân phát triển với quy mô hàng hóa do có hiệu quả kinh tế cao nhờ thị trường tiêu thụ còn nhiều tiềm năng, phù hợp với điều kiện thỗ nhưỡng, khí hậu và không chiếm nhiều diện tích đất của các giống cây truyền thống khác.
Sớm chọn ra hướng đi đúng và với những nỗ lực không ngừng nhiều năm liền của các cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan kỹ thuật chuyên ngành nông nghiệp…và cả rất nhiều người làm nông, Đà Lạt hiện được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá là địa phương đứng đầu trong cả nước về sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. “Nông nghiệp xanh” ở vùng đất Nam Tây Nguyên này.
Vụ mùa vừa qua, với 1,2 ha tiêu, anh Hoàng Văn Minh, ở thôn 3, xã Kiến Thành thu về được hơn 3,6 tấn hạt tiêu. Theo tính toán của gia đình anh thì sau khi trừ chi phí đầu tư vẫn còn lãi hơn 300 triệu đồng.
Trong năm 2013, ngành Nông nghiệp đã thực hiện nhiều mô hình trình diễn về các loại rau theo hướng an toàn, không chỉ đạt lợi nhuận cao mà còn giúp nông dân tiếp cận và nhận thức được tầm quan trọng của việc áp dụng các khoa học kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất.
Sau khi tìm hiểu, học tập kinh nghiệm từ những người khác, vợ chồng anh Đào Thanh Hùng và chị Trịnh Thị Xuân Hiền ở thôn Tân Tiến, xã Đắk Ru (Đắk R’lấp) đã nuôi thử nghiệm heo rừng.