Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiện tượng vàng lá trên cây có múi

Hiện tượng vàng lá trên cây có múi
Ngày đăng: 30/10/2015

Đây là câu hỏi rất chung, rất tổng quát, do bà con không nói rõ triệu chứng, hoàn cảnh xảy ra, mức độ nặng nhẹ nên rất khó có câu trả lời phù hợp…

Trước hết bà con cần biết rằng, các cây bưởi, cam, chanh, quýt hay quất đều thuộc họ cây có múi.

Vì vậy, các loại bệnh có trên cây này đều có thể phát hiện thấy trên các cây khác. 

Hiện tượng vàng lá trên cây có múi ngoài bệnh vàng lá Greening do virus gây ra, rất khó trị, phần vàng lá còn lại có thể chia ra thành 2 nhóm:

(i) Nhóm vàng lá do bệnh lý tạo ra, tức là do nấm, vi khuẩn hay tuyến trùng gây nên;

(ii) Nhóm vàng lá do hiện tượng sinh lý tạo nên, ví dụ do thừa hay thiếu chất dinh dưỡng mà có, ví dụ do thừa sắt, nhôm, măng gan, hay chất độc như H2S, CH4, hoặc axit hữu cơ gây ra.

Bệnh cũng có khi do thiếu Ca, Mg, Bo, Zn hay S gây ra.

Nhiều trường hợp vàng lá do bệnh lý và do sinh lý lại trùng lặp hay trùng hợp lẫn nhau và trở thành nguyên nhân hay hậu quả của nhau.

Khi bị hiện tượng vàng lá, muốn chữa trị có hiệu quả, cần biết được nguyên nhân cụ thể.

Nếu không biết rõ nguyên nhân mà cứ chữa trị thì cũng giống như thầy lang bốc thuốc cầu may mà thôi. 

Có một điều rất quan trọng mà có thể là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng vàng lá trên nhóm cây có múi, đó là do bộ rễ bị ngập úng hay rễ ở trong tình trạng thừa độ ẩm lâu ngày tạo ra.

Nhóm cây có múi rất cần nước nhưng lại không chịu được bị ngập úng.

Vì ngập úng thì bộ rễ bị yếm khí, chỉ cần sau một thời gian ngắn là rễ bị hại, bị đen, thối, mất chức năng hút thức ăn và nước cung cấp cho cây, cây trở nên thiếu chất, từ đó mà lá bị vàng, dần dần sẽ làm cây yếu ớt rồi chết.

Khi rễ bị hại thì nhiều loại nấm rễ sẽ có điều kiện tấn công làm cây bị yếu nhanh hơn.

Rễ bị thối rữa cũng tạo ra các chất độc trở lại gây hại cho bộ rễ, làm cho tốc độ bị vàng lá nhanh hơn, mà ta tưởng vàng lá do vi khuẩn hay nấm gây ra, bà con tập trung phun thuốc nhưng cây vẫn không phục hồi được.

Theo điều tra của chúng tôi thì ở ĐBSCL và ngay cả một số tỉnh ở miền Bắc hay miền Trung vào mùa mưa cũng thường gặp hiện tượng như vậy. Riêng các tỉnh ĐBSCL, do nền đất thấp, bà con phải lên liếp trồng cây.

Nhưng một phần do đất có thành phần cơ giới nặng, tỷ lệ sét cao, mặt khác nền liếp cũng thấp, vườn cây không được bón phân hữu cơ lại không được xới xáo, nên vào mùa mưa hay mùa nước triều cao (bà con gọi là triều cường), nhiều vườn cây bị ngập kéo dài, bộ rễ cây bị yếm khí do đó rất dễ bị hại.Bón phân cân đối nhất thì vườn cây sẽ cho nhiều quả.

Hiện Cty Bình Điền đã có cặp phân Đầu Trâu rất phù hợp cho cây ăn quả.

Phân Đầu Trâu NPK 20-15-5+TE bón vào thời kỳ từ sau thu trái cho đến trước ra hoa, phân Đầu Trâu NPK 15-5-20+TE bón từ lúc ra hoa cho đến trước khi thu hoạch

Trong phân có chứa các chất đặc hiệu cả Agrotain, Avail và Penac-P nên làm tăng hiệu quả sử dụng, tăng chất lượng trái, năng suất cao, hiệu quả kinh tế cao, sản phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn.

Bà con có thể kiểm tra độ ẩm đất bằng cách bốc một nắm đất gần gốc cây rồi nắm tay lại cho chặt.

Khi mở tay ra nếu thấy tay có nước chảy ra, hay ít nhất là đất dính lại chặt mà không bung ra thì đó là trường hợp đất bị thừa ẩm, bà con moi phần rễ cám ra, nếu thấy rễ có màu nâu, đen, bóp thấy rễ bị dập là đúng rễ đã bị hư thối.

Biện pháp chữa chạy cấp bách là vét mương sâu hơn để thoát nước ra khỏi vườn, xới đất quanh gốc lên để 2 - 3 ngày cho hơi nước bốc đi, sau đó bón thêm vôi bột vào quanh gốc, đồng thời pha thuốc nấm như Ridomil Gold tưới vào quanh gốc để diệt bớt nấm phụ sinh gây thối rễ.

Sau 3 - 5 ngày bà con sử dụng một trong các loại phân sau để bón: Ở miền Bắc có phân Đầu Trâu bón lót, bón 400 - 600 gr/gốc.

Ở ĐBSCL và Tây Nguyên cũng có phân Đầu Trâu bón lót A-0, nếu không có thì dùng phân lân nung chảy hoặc DAP Avail, có loại gì sử dụng loại ấy.

Liều lượng bón cho cây mỗi gốc từ 400 - 600 gr (nếu là DAP-Avail) hoặc liều 600 - 800 gr/gốc nếu dùng lân nung chảy hay Đầu Trâu A-0.

Sau khoảng 1 tuần cho đến 10 ngày, bộ rễ non hình thành nhiều, bà con sử dụng phân thúc cho cây.

Ở miền Bắc, bà con dùng Đầu Trâu 13-13-13+TE, bón 300 - 500 gr/cây, tùy tuổi cây, ở ĐBSCL, miền Đông Nam bộ và Tây Nguyên, bà con dùng Đầu Trâu 15-5-20+TE.

Nếu chưa có phân này bà con dùng Đầu Trâu 16-16-16+TE để bón, liều bón 300 - 500 gr/cây tùy tuổi cây và tình trạng dinh dưỡng của vườn cụ thể.

Xử lý kịp thời thì khả năng phục hồi nhanh và có hiệu quả cao.

Để ngừa hiện tượng vàng lá làm rễ bị hại, về lâu dài, khi trồng mới, nhất thiết phải chọn vườn đất thật cao (đặc biệt là vùng ĐBSCL).

Nếu không có đất cao, muốn trồng các cây có múi thì nhất thiết phải lên liếp hay đắp mô thật cao, sao cho sau khi mưa to không có nước đọng lại trong vườn lâu ngày, cần xử lý đất trước lúc trồng, cần bón phân hữu cơ liều cao kết hợp phân lân bón lót liều cao, hàng năm cần xới xáo đất cho thoáng quanh gốc và bồi bùn thêm vào gốc cho cao, trồng mật độ vừa phải, không trồng quá dày và thường xuyên tỉa bớt cành tược, cành bị già cỗi và bị bệnh.


Có thể bạn quan tâm

Trang trại kinh tế tiền tỷ Trang trại kinh tế tiền tỷ

Từ hai bàn tay trắng, vậy mà ông Nguyễn Văn Ba ở thôn Tây Phước 1, xã Bình An (Bình Sơn - Quảng Ngãi) đã biến vùng đất hoang vu nơi đây thành một trang trại kinh tế vườn-ao-chuồng-rừng (VACR) trù phú, mang lại thu nhập cao.

27/04/2015
Thức dậy tiềm năng nuôi trồng thủy sản Thức dậy tiềm năng nuôi trồng thủy sản

Vài năm trở lại đây, sản xuất nông nghiệp của huyện Yên Bình (Yên Bái) luôn có những bước tiến mạnh mẽ. Cơ cấu cây trồng, vật nuôi chuyển dịch đúng hướng, đặc biệt trong chăn nuôi thủy sản. Yên Bình đã đưa tiềm năng, lợi thế mặt nước trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần quan trọng vào công cuộc xóa đói giảm nghèo.

27/04/2015
Cá nước lạnh “đóng băng” Cá nước lạnh “đóng băng”

Nuôi cá nước lạnh (cá tầm và cá hồi vân) là một trong những thế mạnh của tỉnh Lâm Đồng. Trong đề án quy hoạch nuôi cá nước lạnh, tỉnh Lâm Đồng đặt mục tiêu đến năm 2020, toàn tỉnh sản xuất được 3.000 tấn cá nước lạnh thương phẩm. Nhưng đến nay, việc phát triển loại cá này đang gặp rất nhiều khó khăn.

27/04/2015
Báo động tình trạng khai thác thủy sản kiểu tận diệt ở Quảng Bình Báo động tình trạng khai thác thủy sản kiểu tận diệt ở Quảng Bình

Thời gian gần đây, tại vùng biển tỉnh Quảng Bình rộ lên tình trạng khai thác tận diệt thủy sản, phổ biến là sử dụng chất nổ đánh bắt cá.

27/04/2015
Tình hình sản xuất kinh doanh thủy sản của tỉnh trong quý I/2015 Tình hình sản xuất kinh doanh thủy sản của tỉnh trong quý I/2015

Theo báo cáo của Hiệp hội Nghề nuôi và Chế biến Thủy sản tỉnh An Giang (AFA), tình hình sản xuất kinh doanh thủy sản của tỉnh trong 3 tháng đầu năm vẫn tiếp tục trầm lắng, giá nguyên liệu vẫn giữ ổn định ở mức thấp, diện tích nuôi và sản lượng tăng ít so cùng kỳ, tình hình dịch bệnh phát sinh đã ảnh hưởng sản xuất của nông dân.

27/04/2015