Heo Hơi Tăng Giá, Thịt Heo Nhích Nhẹ

Giá heo hơi những ngày qua đã liên tục tăng, đạt mức 50.000 đồng/kg. Giá bán lẻ trên thị trường cũng biến động nhưng diễn biến ở các khu vực và kênh tiêu thụ lại khác nhau.
Trao đổi với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, anh Hùng, một thương lái thu mua heo tại Tiền Giang cho biết, giá heo hơi trên thị trường hiện đã đạt mức 50.000 đồng/kg. Đây là mức cao nhất trong vòng nhiều tháng nay.
Nguyên nhân khiến giá heo hơi tăng liên tục tăng trong những ngày qua, theo anh Hùng là tổng hợp của nhiều yếu tố như nguồn cung giảm do người nuôi “găm hàng” chờ tết, thương lái Trung Quốc tăng cường thu mua…
Ông Phan Văn Dũng, phụ trách thị trường của Công ty TNHH MTV Việt Nam Kỹ nghệ Súc sản (Vissan) cũng cho biết, hiện công ty đang phải mua heo hơi với giá 49.000 đồng/kg. Mức giá này đã tăng 5.000 đồng/kg so với cách đây chừng một tháng.
Giá heo hơi tăng khiến giá bán lẻ trên thị trường cũng biến động. Tuy nhiên, diễn biến ở các khu vực và kênh tiêu thụ khá khác nhau.
Trong đó, tại các chợ lẻ, theo ghi nhận của Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, giá bán lẻ tăng 2.000 – 5.000 đồng/kg tùy loại. Chẳng hạn, sườn non từ 120.000 đồng/kg lên mức 125.000 đồng/kg; thịt nạc dăm lên 95.000 đồng/kg (tăng 5.000 đồng); chân giò từ 80.000 đồng lên 82.000 đồng/kg…
Ngược lại, tại các siêu thị, cửa hàng thực phẩm tiện lợi, giá bán lại đang ổn định, tương đương giá cách đây khá lâu. Ví dụ, ba rọi mức 84.000 đồng/kg; nạc dăm 90.000 đồng/kg…
Ông Dũng cho hay, giá bán thịt heo tại các siêu thị, cửa hàng thực phẩm tiện lợi có sản phẩm của Vissan sẽ tiếp tục ổn định từ nay đến sau Tết Nguyên đán.
Nguyên nhân là do Vissan đã cam kết không tăng giá bán lẻ dù giá đầu vào biến động trong thời gian trước, trong và sau tết. Vissan là một trong các doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn thị trường của TPHCM.
Có thể bạn quan tâm

Tính đến ngày 5-8, Công ty Lương thực Tiền Giang đã hoàn thành vượt mức chỉ tiêu thu mua tạm trữ lúa gạo hè thu năm 2013. Cụ thể: thu mua tổng cộng 34.439 tấn quy gạo/32.000 tấn, đạt 107,62% chỉ tiêu được giao. Trong đó chỉ tiêu do Tổng Công ty Lương thực miền Nam giao mua 8.000 tấn quy gạo/8.000 tấn (đạt 100%); chỉ tiêu do Hiệp hội Lương thực Việt Nam giao mua 26.439 tấn quy gạo/ 24.000 tấn (đạt 110,16%).

Với tổng giá trị đầu tư gần 2,4 triệu euro, trong đó Liên minh châu Âu (EU) tài trợ gần 1,9 triệu euro, dự án xây dựng chuỗi cung ứng cá tra bền vững tại Việt Nam (SUPA) đã được khởi động tại TP. Hồ Chí Minh ngày 2-8.

Trong chuyến công tác về xã Vĩnh Lâm (Vĩnh Linh, Quảng Trị), tình cờ chúng tôi được gặp những người nông dân trong Hiệp hội nuôi tôm Quảng Xá. Hầu hết những nông dân này đều ở độ tuổi 7X, là những người cần cù, năng động và có nhiều sáng tạo trong làm ăn. Tuy nhiên, do rủi ro trong sản xuất dẫn đến nhiều người phải trắng tay, nợ ngân hàng và điều quan trọng hơn đó là họ chưa có định hướng mới trong sản xuất với những ao hồ nuôi tôm kém hiệu quả như hiện nay.

Giá cá tra nguyên liệu ở ĐBSCL đang dao động ở mức rất thấp, từ 18.500 - 20.000 đồng/kg. Trong khi đó, giá thành cá tra mà dân nuôi từ 23.000 - 24.500 đồng/kg. Như vậy, người nuôi cầm chắc lỗ từ 3.000 - 6.000 đồng/kg...

Trong điều kiện giá thức ăn cho chăn nuôi tăng cao, trong khi nhu cầu thị trường yêu cầu thực phẩm ngon, sạch, đảm bảo vệ sinh nên gần đây xã Thiện Nghiệp (Phan Thiết - Bình Thuận) thí điểm mô hình nuôi trùn quế kết hợp chăn nuôi tại gia đình anh Nguyễn Văn Tánh - thôn Thiện Trung. Mô hình này vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao vừa bảo vệ được môi trường, do tận dụng lượng chất thải trong chăn nuôi.