Hà Nội thúc đẩy hỗ trợ nông dân Sóc Trăng tiêu thụ hành tím
Tính đến ngày 17-4, tình hình tiêu thụ hành tím rất chậm do doanh nghiệp hàng năm thu mua để xuất khẩu sang Indonesia năm nay không thu mua nữa, hành tím tiêu thụ tại nội địa rất ít, giá hành tím thu mua tại ruộng có 3 loại: loại 1 có giá 9.000-10.000 đồng/kg, đưa ra đến Hà Nội giá 9.000-10.000 đồng/kg; loại 2 có giá 6.000-8.000 đồng/kg, đưa ra đến Hà Nội có giá 9.000-10.000 đồng/kg; loại 3 có giá 3.000-4.000 đồng/kg, loại này chủ yếu đưa vào các nhà máy sản xuất mỳ.
Ngay sau khi Sở Công thương Hà Nội có văn bản gửi Sở Công thương các tỉnh, các doanh nghiệp kinh doanh siêu thị và ban quản lý các chợ về việc hỗ trợ người nông dân tiêu thụ dưa hấu, hành tím. Đến nay, đã có 3 doanh nghiệp tham gia mua hành tím, bán không lãi suất hỗ trợ nông dân, vận chuyển ra Hà Nội, trong đó, Công ty CP siêu thị Vinmart mua 28 tấn, Công ty CP Nhất Nam mua 4 tấn, Công ty TNHH Sài Gòn Co.op Hà Nội 1 tấn.
Dự kiến, giá bán hành tím tại Hà Nội từ 11.000-13.000 đồng/kg. Ngay khi 28 tấn hành tím đợt 1 được tập hợp để chuyển ra Hà Nội, giá bán hành tím tại Sóc Trăng đã tăng lên mức 8.900 đồng/kg.
Sở Công thương Hà Nội sẽ phối hợp với Sở Công thương Sóc Trăng đưa ra chính thống để khi bán mặt hàng hành tím cho người dân phải có giá hợp lý đối với từng loại hành 1, 2, 3. Bên cạnh đó, để tăng lượng hàng đưa ra Hà Nội hỗ trợ nông dân Sóc Trăng, Sở Công thương Hà Nội đề nghị Bộ Công thương, Bộ Giao thông vận tải có chính sách hỗ trợ vận chuyển cho các doanh nghiệp thực hiện chương trình bán hành tím không lợi nhuận hỗ trợ người nông dân Sóc Trăng.
Mặt khác, Sở Công thương các tỉnh, thành phố cần phối hợp chặt chẽ trong việc tiêu thụ các sản phẩm nông sản của các tỉnh, thành phố trên cả nước, đặc biệt vào thời điểm trước và trong vụ thu hoạch nông sản của nông dân; chủ động cung cấp thông tin về hàng hóa nông sản trên địa bàn và thông tin về các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ nông dân sản xuất, kinh doanh gửi Sở Công thương các tỉnh để phối hợp hỗ trợ tiêu thụ nông sản cho nông dân.
Có thể bạn quan tâm
Được xem là địa phương năng động, thường xuyên thay đổi cung cách làm ăn, từ lâu Tứ Xã (Lâm Thao - Phú Thọ) đã thành trung tâm sản xuất, kinh doanh nổi tiếng với nhiều mô hình nuôi, trồng cây, con đặc sản, làm dịch vụ. Sau lợn gà, cá tôm gần đây là nghề nuôi rắn.
Năm 2007, sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương, là một đảng viên trẻ được kết nạp Đảng trong môi trường quân đội, anh Trương Hữu Minh ở phường Tân Lập (TP. Buôn Ma Thuột) ý thức được rằng phát triển kinh tế gia đình, tự vươn lên trong cuộc sống là một trong những nhiệm vụ mà người lính cần phải tiên phong. Là con cả trong gia đình làm nông đông anh em, với mức lương ít ỏi cộng phụ cấp không đủ trang trải cho cuộc sống, anh luôn nung nấu quyết tâm tìm cho mình một hướng đi mới giảm bớt khó khăn về kinh tế cho gia đình.
Trong mười năm qua, Hiệp hội chăn nuôi gia cầm Việt Nam luôn đồng hành với người chăn nuôi vượt qua khó khăn đẩy mạnh các hoạt động tư vấn, phản biện, kiến nghị các giải pháp phòng, chống dịch cúm, các chính sách khuyến khích chăn nuôi, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người sản xuất, kinh doanh gia cầm, góp phần khôi phục và phát triển chăn nuôi gia cầm bền vững.
Sản xuất rau là nghề truyền thống ở huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp). Những năm qua, việc canh tác rau của huyện giải quyết được phần lớn nhu cầu tiêu thụ rau xanh trong và ngoài tỉnh, tạo việc làm cho lao động nhàn rỗi địa phương.
Năm 2013, các đơn vị gồm Công ty Hồng Huế, Công ty Hoàng Vinh cùng tọa lạc ở TP.HCM và Công ty Cổ phần thủy sản Bạc Liêu thực hiện bao tiêu sản lượng 74ha đậu bắp với giá 7.000 đồng/kg (loại 1) và 25ha dưa lê với giá 9.500 đồng/kg của nông dân xã Tân Hòa (gần 14ha dưa lê của nông dân ở thị trấn Lai Vung, huyện Lai Vung, Đồng Tháp).