Bưởi Da Xanh Tăng Giá Kỷ Lục

Tại tỉnh Tiền Giang, giá bưởi da xanh thương lái thu mua tại vườn từ 50.000-60.000 đồng/kg, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái, đem lại lợi nhuận lớn cho bà con.
Theo ông Thái Văn Đua, Tổ trưởng Tổ hợp tác trồng bưởi da xanh ở Cai Lậy thì giá bưởi da xanh đã tăng lên mức kỷ lục tới 60.000 đồng/kg. Với mức giá này, mỗi hecta bưởi da xanh bà con đạt giá trị sản xuất trên nửa tỷ đồng trong đó lãi ròng khoảng 300 triệu đồng.
Tiền Giang hiện có gần 5.500 ha bưởi, chủ yếu trồng các giống bưởi đặc sản đã khẳng định được thương hiệu trên thị trường trong nước và xuất khẩu như: bưởi da xanh, bưởi lông Cổ Cò... tập trung tại các huyện vùng ngập lũ như Cai Lậy, Cái Bè, Châu Thành.
Với việc ứng dụng đồng bộ các kỹ thuật thâm canh tiên tiến, các nhà vườn đạt năng suất bình quân khoảng 14 tấn/ha và sản lượng bưởi hàng năm của tỉnh đạt trên 70.000 tấn quả. Tiền Giang cũng xác định bưởi da xanh, bưởi lông Cổ Cò là các giống cây ăn trái đặc sản có lợi thế cạnh tranh cần phát huy để giúp nhà vườn tăng thu nhập, ổn định cuộc sống.
Có thể bạn quan tâm

Toàn huyện Cao Phong (Hòa Bình) có 900ha cam, trong đó có trên 500ha cam kinh doanh cho sản lượng khoảng trên 16.000 tấn.

Trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, tại các trang trại, lợn hơi có giá 34.000 đ/kg, còn tại các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, chỉ có thể bán được với giá 31.000-33.000 đ/kg.

Tại chợ đầu mối, sau khi bốc dỡ sang các thùng xốp và sọt tre Việt Nam, cam Trung Quốc được xếp vào gian hàng, lên bảng giá và "biến hình" khi vào chợ lẻ.

Ngành chuyên môn khuyến cáo nông dân thường xuyên kiểm tra, theo dõi quá trình sinh trưởng của tôm nuôi để có biện pháp xử lý kịp thời khi dịch bệnh xảy ra.

Để thực hiện có hiệu quả phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”, Hội Nông ngư dân (NND) xã Nhơn Hải, TP Quy Nhơn (Bình Định) đã tích cực vận động hội viên đẩy mạnh phát triển kinh tế, phát huy thế mạnh của địa phương để nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống.