Hậu Giang Xuống Giống Hơn 10.000ha Mía
Đến thời điểm này, bà con nông dân trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đã xuống giống được hơn 10.000ha mía của niên vụ 2015 - 2016, trong đó, huyện Phụng Hiệp (địa phương có diện tích mía lớn nhất tỉnh) đã xuống giống được hơn 7.200ha, diện tích còn lại được phân bổ ở thị xã Ngã Bảy, thành phố Vị Thanh và một phần huyện Long Mỹ. Hiện mía trong giai đoạn từ mới trồng đến gần 3 tháng tuổi và đang phát triển tốt.
Điều đáng quan tâm trong niên vụ mía này là, người dân sử dụng giống mía ROC 16 chiếm tỷ lệ cao nhất từ trước đến nay. Chỉ tính riêng huyện Phụng Hiệp, trong tổng số hơn 7.200ha mía đã xuống giống, thì có khoảng 70% bà con sử dụng giống mía ROC 16.
Ông Nguyễn Thế Tự, Phó phòng NN&PTNT huyện Phụng Hiệp, cho biết: Mọi năm, giống mía ROC 16 tuy bà con có trồng nhiều nhưng cũng chỉ ở mức từ 52 - 58%, riêng năm nay đã tăng lên khoảng 70%.
Nguyên nhân, đây là giống ngắn ngày nên bà con muốn trồng để bán mía chục với giá cao. Ngoài ra, trước tình hình giá mía bấp bênh như hiện nay, nhiều nông dân chọn trồng giống ROC 16 để thu hoạch sớm và tranh thủ sạ vụ lúa liếp nhằm kiếm thêm nguồn thu nhập…
Có thể bạn quan tâm
Năm nay, nhiều nhà vườn trồng dâu xanh tại Cần Thơ, Vĩnh Long không những trúng mùa dâu mà còn được về giá cả.
Kết quả kinh doanh quí 1 của các doanh nghiệp khai thác cao su tự nhiên hầu hết chịu ảnh hưởng từ diễn biến kém tích cực của giá cao su thế giới. Nếu giá tiếp tục thấp, có thể sẽ có thêm nhiều héc ta cao su bị chặt bỏ và khi đó chịu thiệt nhiều nhất vẫn là nông dân.
Tại thời điểm này, các vùng trọng điểm như Tân Yên, Lục Ngạn, Lục Nam (Bắc Giang)... vải thiều sớm đã cho thu hoạch. Người dân phấn khởi vì vải được giá, tiêu thụ thuận lợi.
Ông Nuyễn Văn Dũng, canh tác 0,9 ha dừa tại ấp Thới Trị, xã Châu Hoà (Giồng Trôm, Bến Tre) cho biết: Hơn một tháng trở lại đây dừa khô nguyên liệu liên tục giảm giá.
Ở tỉnh Đồng Tháp đã xuất hiện nhiều phương thức tích tụ ruộng đất để có hàng trăm ha, đáp ứng yêu cầu của nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa lớn.