Hậu Giang Trao Giấy Chứng Nhận Nhãn Hiệu Quýt Đường Long Trị

Cuối tuần qua, tại huyện Long Mỹ, Sở Khoa học và Công nghệ đã tổ chức trao giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu “Quýt đường Long Trị” cho Hợp tác xã (HTX) Quýt đường Long Trị (ấp 8, xã Long Trị, huyện Long Mỹ - Hậu Giang).
Theo ông Lê Văn Đời, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), sau một thời gian nỗ lực và đăng ký bảo hộ, đến ngày 13-1-2014, Cục Sở hữu trí tuệ đã ký Quyết định số 2375/QĐ-SHTT cho thương hiệu quýt đường Long Trị. Đây được xem là tín hiệu đáng mừng cho tỉnh Hậu Giang. Tuy nhiên, để thương hiệu thực sự được nhiều người biết đến thì phải được khẳng định uy tín trên thị trường.
Do vậy, HTX quýt đường Long Trị cần học hỏi thêm về kỹ thuật trồng cùng với việc đẩy mạnh quảng bá sản phẩm đến người tiêu dùng. Trên cơ sở đó, Sở NN&PTNT sẽ cho xây dựng nhiều mô hình, đề án với mục tiêu phát triển vùng nguyên liệu lâu dài.
Ông Nguyễn Văn Út, Chủ nhiệm HTX quýt đường Long Trị cho biết, tính đến nay, HTX đang quản lý 104/199ha quýt đường trên toàn xã với 21 thành viên. Sắp tới, HTX sẽ xin mở rộng diện tích và số lượng thành viên. Tuy nhiên, đơn vị cũng cần các ngành chức năng cùng địa phương hỗ trợ về kỹ thuật cũng như đầu tư hệ thống đê bao khép kín, xây trạm bơm điện phục vụ tưới tiêu,…
Có thể bạn quan tâm

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sản lượng nuôi trồng thủy sản trong tháng 1/2015, ước đạt 186.000 tấn, tăng 1,8% so với cùng kì năm ngoái. Trong đó, đối với cá tra, diện tích nuôi của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long tháng này đạt 2.100 ha, tăng 0,8% và sản lượng ước đạt 24.000 tấn, tăng 10,5% so với cùng kỳ.

Ông Lâm Vĩnh Gia, ngụ tại ấp 1, xã Vĩnh Xương, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang hiện khá thành công với mô hình nuôi cá còm thịt và nhân giống loại cá này. Cá còm còn có tên gọi cá nàng hai, là loài cá được phân loại cùng một họ với cá thát lát (họ Notopteridae). Ngoài giá trị thực phẩm, cá còm còn được nuôi làm sinh vật cảnh.

Bộ NN và PTNT xác định năm 2015 là năm đảm bảo vệ sinh ATTP trong nông nghiệp và đề ra mục tiêu tạo chuyển biến rõ nét về vấn đề này, trọng tâm là sản phẩm rau, thịt và thủy sản. Năm nay, ngành đề ra mục tiêu, tỷ lệ mẫu giám sát tồn dư hóa chất, kháng sinh trong sản phẩm thịt gia súc, gia cầm, thủy sản nuôi giảm 10%.

Tuy nhiên, bên cạnh đó việc phát triển chăn nuôi heo cũng còn nhiều bất cập như: việc xử lý chất thải, phòng chống dịch bệnh, những vấn đề về an toàn vệ sinh thực phẩm chưa được người chăn nuôi quan tâm đúng mức, đang thách thức nghề chăn nuôi heo tại Củ Chi.

Theo Sở Nông nghiệp & PTNT AN Giang cho biết, trong nhiều năm qua tỉnh An Giang đã thực hiện nhiều chủ trương, chính sách nhằm cải tạo hệ thống giao thông thủy lợi nội đồng hoàn chỉnh, từ đó đưa diện tích gieo trồng cây lúa ở 3 vụ chính từ 581.292 ha vào năm 2010 lên đến 625.917 ha vào năm 2014 và năng suất trung bình 3 vụ từ 5,98 tấn/ha lên 6,453 tấn/ha, sản lượng năm 2014 ước đạt 4,039 triệu tấn tăng 17,8 ngàn tấn so năm 2013 góp phần ổn định an ninh lương thực và phục vụ nhu cầu xuất khẩu.