Phòng ngừa bệnh đường ruột trên tôm nuôi
Tôm nuôi bị thiệt hại do bệnh đường ruột.
Tại cuộc hội thảo về biện pháp phòng chống bệnh trên tôm nuôi trong mùa mưa, người nuôi tôm đã nêu nhiều ý kiến thắc mắc về bệnh liên quan đến bệnh đường ruột trên tôm nuôi. Bà con đã tốn rất nhiều chi phí để điều trị nhưng hiệu quả không cao, thạc sĩ Võ Văn Bé – Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Sóc Trăng cho biết:
“Bệnh đường ruột trên tôm thường liên quan mật thiết đến việc quản lý cho ăn và mật độ thả nuôi. Bệnh càng nghiêm trọng ở những ao dư thừa thức ăn, hệ thống cung cấp oxy không đạt yêu cầu… Để phòng ngưa bệnh này, trước khi thả giống bà con phải vệ sinh kỷ đáy ao, không cho tôm ăn dư thừa, duy trì hệ thống quạt nước sao cho hàm lượng oxy hòa tan trong ao nuôi luôn ở mức thấp nhất.”
Thực tế người nuôi tôm đang đối phó với khá nhiều bệnh trên tôm nuôi, trong đó bệnh đường ruột biểu hiện ngày càng phức tạp, gây tổn thất không nhỏ cho tôm nuôi, ông Lê Văn Trọng ở xã Gia Hòa 1, huyện Mỹ Xuyên cho biết: “Bệnh đầu vàng đốm trắng trên tôm nuôi bà con đã có cách khắc phục, những vụ nuôi gần đây bệnh này cũng ít xảy ra. Nhưng hiện nay cái lo nhất là bệnh tôm chậm lớn, lớn không đồng đều và rồi tôm chết.”
Đây là bệnh gây thiệt hại rất lớn cho người nuôi tôm, chủ yếu bà con nên có biện pháp phòng ngừa là chính, còn việc điều trị mang lại hiệu quả rất kém, thạc sĩ Võ Văn Bé – Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Sóc Trăng có những lưu ý sau:
“Đối với bệnh đường ruột do nhiều yếu tố biểu hiện có liên quan, không thể trị khi tôm phát bệnh mà bà con cần lưu ý đến biện pháp phòng ngừa là chính. Cụ thể như phải sử dụng kích thích tiêu hóa, xổ độc trộn thường xuyên cho tôm ăn…Thực hiện tốt việc sử dụng vi sinh làm sạch đáy ao để hạn chế thấp nhất mầm bệnh phát triển do ô nhiễm đáy ao gây ra. Đặc biệt hiện nay là giai đoạn tôm dễ bị bệnh đường ruột nhất.”
Người nuôi tôm tăng cường chạy quạt cung cấp oxy đủ yêu cầu để hạn chế bệnh đường ruột cho tôm.
Trung tâm Khuyến nông, các ngành chuyên môn của Sở NN&PTNT đang tăng cường các cuộc hội thảo chia sẻ kinh nghiệm với người nuôi tôm, giúp bà con hạn chế thấp nhất rủi ro ở giai đoạn cuối vụ nuôi, đây cũng là giai đoạn bất lợi cho tôm nuôi, do thời tiết mưa nắng thất thường.
Có thể bạn quan tâm
Nhằm giúp cho các tỉnh, thành trong khu vực có bước đi thiết thực, phù hợp hơn trong quá trình phát triển ngành thủy sản trước áp lực về biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường tại các vùng nuôi; đồng thời, có được những giải pháp phát triển bền vững ngành thủy sản trong tương lai.
Ông Trần Luật Sự cho biết, đầu năm 2012, tình cờ gặp một người quen cung cấp tài liệu, quy trình nuôi cá chình bông. Ông đã mạnh dạn đầu tư xây dựng 2 hồ nuôi với diện tích 40m2 và chia thành 2 phần với vách ngăn cố định bằng tường xi măng để phân loại cá chình trong quá trình nuôi.
Yêu biển, yêu quê hương nơi mình sinh ra, chàng thanh niên Công giáo huyện Tiền Hải (Thái Bình) Trương Văn Trị đã ấp ủ và thành công trong việc thuần hóa cá vược nuôi từ môi trường nước mặn sang môi trường nước ngọt.
Phòng Kinh tế thị xã Nghĩa Lộ (Yên Bái) đã triển khai mô hình nuôi chim bồ câu giống Pháp quy mô hộ gia đình trên địa bàn, với 10 hộ tham gia. Từ 25 cặp chim bố mẹ ban đầu, đến nay mỗi hộ tham gia đã nhân lên từ 100 đến 130 cặp chim bố mẹ.
Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng vừa phát hiện một loài động vật chân đốt gây hại bộ rễ của nhiều loại rau Đà Lạt như măng tây, khoai tây, đậu đỗ, hành lá, xà lách, cà rốt, bó xôi, cải bông xanh… Loài động vật này có chiều dài từ 0,5 - 2cm, toàn thân thường một màu trắng đục, có 6 - 12 đôi chân chui lủi rất nhanh trong đất, nên nông dân quen gọi là loài “siêu nhân”.