Hậu Giang Hỗ Trợ Khuyến Công
UBND tỉnh Hậu Giang vừa ban hành quy chế quản lý, sử dụng kinh phí và quy định mức hỗ trợ cho các hoạt động khuyến công trên địa bàn tỉnh, được chính thức áp dụng trên phạm vi toàn tỉnh kể từ 18/9/2014.
Theo đó, DN nhỏ và vừa, HTX, tổ hợp tác, hộ kinh doanh thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật; các cơ sở SX công nghiệp áp dụng SX sạch hơn; tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tham gia công tác quản lý, thực hiện các hoạt động dịch vụ khuyến công được hỗ trợ với các mức như sau:
Hỗ trợ thành lập DN SX công nghiệp nông thôn (CNNT) tại các địa bàn khó khăn với mức 5 triệu đồng/DN; hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật để phổ biến công nghệ mới, SX sản phẩm mới với mức không quá 250 triệu đồng/mô hình; hỗ trợ đối với các cơ sở CNNT đang hoạt động có hiệu quả cần nhân rộng với mức không quá 50 triệu đồng/mô hình; hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị, chuyển giao công nghệ tiên tiến vào SX công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp với mức không quá 100 triệu đồng/cơ sở;
Hỗ trợ sửa chữa, nâng cấp hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường tại cơ sở CNNT với mức không quá 150 triệu đồng/cơ sở; hỗ trợ sửa chữa, nâng cấp hệ thống xử lý ô nhiễm tại các cụm công nghiệp với mức tối đa 750 triệu đồng/cụm công nghiệp; hỗ trợ để hình thành cụm liên kết DN công nghiệp với mức tối đa 75 triệu đồng/cụm liên kết…
Có thể bạn quan tâm
Dù DN xuất tiểu ngạch đang điêu đứng nhưng Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho biết, gạo xuất chính ngạch sang Trung Quốc vẫn bình thường.
Điều đáng nói là, cùng với đặc điểm khí hậu, thổ nhưỡng và điều kiện canh tác như nhau, trong khi người dân các xã vùng thấp lụt huyện Đức Thọ “lúa đã đầy bồ” thì hầu hết diện tích lúa hè thu của các địa phương trên toàn tỉnh chưa đến kỳ thu hoạch, thậm chí, đến thời điểm này, nhiều diện tích mới trổ bông!
Hiện nay, toàn tỉnh Đác Lắc có tổng diện tích cà-phê hơn 202.500ha, trong đó có 190 nghìn ha cà-phê kinh doanh cho thu hoạch với sản lượng khoảng 430 nghìn tấn cà-phê nhân/niên vụ. Tuy nhiên, theo khảo sát, diện tích cà-phê già cỗi cần tái canh từ nay đến năm 2020 lên tới 30.442 ha.
Từ bỏ cách làm nông nghiệp truyền thống, hàng nghìn doanh nghiệp tư nhân và nông dân Lâm Đồng sẵn sàng dốc hầu bao đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC). Điều gì đã khiến cho "làn sóng đầu tư" bùng lên trên vùng đất nam Tây Nguyên này?
Là tổ chức tập hợp và đại diện quyền lợi của người nông dân, Hội Nông dân huyện Nghi Xuân luôn thể hiện chức năng và vai trò của mình trong việc định hướng, hỗ trợ phát triển kinh tế và thực hiện tốt công tác an sinh xã hội. Hàng trăm mô hình SXKD của hội viên cho thu nhập cao ra đời, đều có sự song hành của các cấp hội nông dân từ huyện đến cơ sở.