Phủ nhận tin đồn Việt Nam ồ ạt nhập khẩu tôm nguyên liệu

Hiện tại, nông dân vẫn đang khẩn trương xuống giống để đảm bảo nguồn nguyên liệu cho các nhà máy chế biến…
Số liệu từ Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) cho biết, 2 nguồn cung cấp tôm nguyên liệu chính cho Việt Nam thời gian qua là Ecuador và Ấn Độ. Một nguồn tin khác cũng cho biết, trung bình mỗi năm Việt Nam phải chi khoảng 800 triệu USD để nhập khẩu thủy sản, trong đó khoảng 80% là nhập khẩu tôm nguyên liệu.
Ngoài ra, số liệu từ VASEP cũng khẳng định Việt Nam là quốc gia đứng thứ 3 thế giới sau Trung Quốc và Indonesia về sản xuất tôm với sản lượng hàng năm dao động trong khoảng 500.000 - 600.000 tấn.
Trong 6 tháng đầu năm nay, diện tích nuôi tôm cả nước vẫn giữ nguyên chứ không giảm và tính đến cuối tháng 6-2015, cả nước đã đạt sản lượng khoảng 260.000 tấn tôm nguyên liệu (gồm cả tôm sú và tôm thẻ chân trắng). Trong năm 2014, tổng sản lượng tôm Việt Nam làm ra là 640.000 tấn, nhưng mục tiêu năm 2015 sẽ là 700.000 tấn.
Hiện nay bà con nông dân áp dụng mô hình nuôi kết hợp tôm sú với các loại thủy sản khác như cua, cá rô mang lại hiệu quả tương đối tốt, tăng khả năng chống chọi dịch bệnh. Diện tích tôm sú ước đạt 550.000ha (tăng 2,6% so với cùng kỳ năm trước) và sản lượng đạt 111.000 tấn (tăng 2,9%) trong nửa đầu năm 2015.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 16/12, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) và đại diện 13 sở NNPTNT các tỉnh ĐBSCL đã ký biên bản ghi nhớ về việc liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa, gạo trên cánh đồng mẫu lớn.

Với những biện pháp kết nối tiêu thụ từ cơ quan quản lý, rau an toàn (trồng theo tiêu chuẩn VietGap) của các hợp tác xã ở TP HCM đang được người tiêu dùng đón nhận nhiều hơn, đầu ra cũng dần ổn định.

Mục tiêu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất trên đất lúa đặc biệt đối với địa hình trũng, năng suất lúa thấp, thu nhập nông hộ không ổn định được khắc phục bằng cách đưa nuôi trồng thủy sản vào cơ cấu mùa vụ theo hướng luân canh hoặc xen canh lúa + cá.

Vụ lúa đông xuân (ĐX) chín sớm ở các tỉnh vùng ven biển ĐBSCL đang bắt đầu. Lúa gạo hàng hóa xuất khẩu không còn nhiều, giá cả giao dịch ở mức khá cao. Tuy nhiên, vào lúc này đồng lúa ở bên kia biên giới Campuchia vào mùa thu hoạch, một số thương lái có thêm nguồn hàng kinh doanh.

Năm 1979, nhân kỷ niệm 10 năm thực hiện Di chúc của Bác Hồ, phong trào xây dựng “Ao cá Bác Hồ” được phát động trong cả nước. Ở tỉnh Thái Nguyên, phong trào này cũng được phát triển sôi nổi trong các đơn vị nuôi cá quốc doanh và hợp tác xã nông nghiệp. Trại cá giống Cù Vân chính là nơi khởi đầu phong trào này của tỉnh.