Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hậu Giang Đột Phá Từ Đề Án 1.000

Hậu Giang Đột Phá Từ Đề Án 1.000
Ngày đăng: 20/05/2014

Đề án 1.000 sẽ tập trung chuyển đổi theo 4 đối tượng là lúa, mía, vườn tạp và chăn nuôi nhỏ lẻ. Trong đó, chỉ tiêu phấn đấu cho các đối tượng sau khi được chuyển đổi sẽ tăng thêm giá trị sản xuất từ 1,5 – 2 lần trên cùng diện tích canh tác so với năm 2013.

Năm 2014, với quyết tâm chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi nhằm từng bước cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập cho nông dân, ngành nông nghiệp tỉnh Hậu Giang triển khai Đề án 1.000 nhằm xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp khép kín, ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp.

Chuyển đổi 4 đối tượng

Trao đổi với phóng viên NTNN, ông Nguyễn Văn Đồng – Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Hậu Giang cho biết: Đề án 1.000 sẽ tập trung chuyển đổi theo 4 đối tượng là lúa, mía, vườn tạp và chăn nuôi nhỏ lẻ. Trong đó, chỉ tiêu phấn đấu cho các đối tượng sau khi được chuyển đổi sẽ tăng thêm giá trị sản xuất từ 1,5 – 2 lần trên cùng diện tích canh tác so với năm 2013, đồng thời gắn kết được với các chương trình, đề án, dự án khác theo cơ chế lồng ghép với xây dựng nông thôn mới.

Theo đề án, bước đầu, ngành nông nghiệp tỉnh sẽ xây dựng mô hình làm tiền đề thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi thông qua thực hiện chuyển đổi 4 loại hình: Lúa 3 vụ; mía kém hiệu quả; cải tạo vườn tạp; phát triển chăn nuôi an toàn sinh học.

Đề án có 4 hợp phần, trong đó giai đoạn 2014 – 2016 sẽ thực hiện chuyển đổi 1.000ha lúa vụ 3 sang 2 lúa - 1 màu và 2 lúa - 1 thủy sản; chuyển đổi 1.000ha đất trồng mía kém hiệu quả sang cây trồng khác mang lại hiệu quả kinh tế kết hợp trồng màu - thủy sản - chăn nuôi… nhằm tăng thu nhập; chuyển đổi 1.000ha vườn tạp sang cây trồng khác có giá trị kinh tế, có thế mạnh của tỉnh và 1.000 hộ chăn nuôi trên đệm lót sinh học kết hợp gà thả vườn, chuồng trại khép kín an toàn sinh học gắn với bảo vệ môi trường, tận thu khí sinh học…

Ông Nguyễn Văn Đồng cho biết thêm: Trong năm 2014, ngành nông nghiệp sẽ tiến hành tuyển chọn và chuyển đổi bình quân khoảng 15% trong tổng số nhu cầu chuyển đổi của đề án đã giao cụ thể cho từng huyện, thị xã, thành phố trên toàn tỉnh. Nhu cầu còn lại của đề án sẽ tiếp tục chuyển đổi trong năm 2015-2016.

Làm giàu cho nông dân

Ông Nguyễn Văn Đồng thông tin thêm: Đề án sẽ được ưu tiên thực hiện theo mô hình khép kín từ sản xuất cho đến bao tiêu sản phẩm.

Vì thế, ngoài giải pháp chuyển giao khoa học kỹ thuật, hỗ trợ giống, đầu tư hệ thống thủy lợi khép kín hoàn chỉnh thì ngành nông nghiệp sẽ đẩy mạnh giải pháp xúc tiến thương mại để quảng bá sản phẩm trong và ngoài nước. Kể cả xây dựng cổng điện tử nông sản Hậu Giang nhằm trực tiếp giới thiệu sản phẩm và giao dịch mua bán với đối tác. Cùng với đó, ngành nông nghiệp sẽ đẩy mạnh liên kết sản xuất và có chính sách hỗ trợ lãi suất vay ngân hàng để tạo điều kiện cho người dân tham gia chuyển đổi.

Theo tính toán của ngành nông nghiệp tỉnh Hậu Giang, tổng vốn đầu tư cho đề án giai đoạn 2014 - 2016 là hơn 334 tỷ đồng. Phấn đấu đến năm 2020, tỉnh sẽ chuyển đổi diện tích đất lúa vụ 3 sang mô hình 2 lúa - 1 thủy sản 2.679ha; chuyển đổi 4.000ha đất mía kém hiệu quả; 7.884ha vườn tạp được cải tạo...

Theo đó, ngân sách nhà nước sẽ hỗ trợ 2 năm lãi suất phần vốn vay 70% của dân theo từng hợp phần của đề án. Riêng hợp phần IV, ngân sách tỉnh hỗ trợ 30% chi phí đệm lót sinh học/hầm ủ khí sinh học cho hộ chăn nuôi và hỗ trợ xây dựng các mô hình để nhân rộng.

Về mặt hiệu quả kinh tế, đề án sẽ góp phần hình thành những vùng chuyên canh, tập trung sản xuất hàng hóa lớn có năng suất cao, chất lượng tốt, thúc đẩy tiêu thụ nông sản thuận lợi, tăng hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập trong từng hợp phần của đề án.

Chủ tịch UBND tỉnh Trần Công Chánh yêu cầu, ngành nông nghiệp tỉnh cần phối hợp với các địa phương xác định cụ thể quy mô, diện tích cần chuyển đổi trong từng hợp phần cho phù hợp với mỗi địa phương.

Đồng thời quan tâm áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào đề án như nghiên cứu vấn đề đất đai, giống cây trồng, vật nuôi, các giải pháp về môi trường… Nhất là trong quá trình thực hiện, cần ưu tiên hợp phần cải tạo vườn tạp để tránh lãng phí tài nguyên đất và đảm bảo hiệu quả bền vững. Mỗi hợp phần phải xây dựng mô hình hoàn chỉnh trước khi nhân rộng.


Có thể bạn quan tâm

Mô Hình Trồng Bồn Bồn Mô Hình Trồng Bồn Bồn

Người Cà Mau và các tỉnh ở miền Tây không xa lạ gì với cây bồn bồn, một loài thực vật giống như cỏ mọc trên các đồng ruộng vào mùa mưa. Trước đây, bồn bồn không cần phải trồng mà chúng tự mọc và người dân chỉ cần ra ruộng nhổ vào rồi tùy sở thích mà có thể chế biến thành các món: dưa chua, lẩu, xào hay nấu canh

14/07/2011
Thịt Lợn Tăng Giá, Người Nuôi Lãi Kỷ Lục Thịt Lợn Tăng Giá, Người Nuôi Lãi Kỷ Lục

Do nguồn cung thịt lợn hiện đang khan hiếm, để thu mua được hàng, các lái buôn buộc phải đẩy giá lên 73.000 đồng mỗi cân hơi, tăng gần 50% so với dịp đầu năm. Dù thức ăn chăn nuôi có lên giá 20% như hiện nay thì người nông dân vẫn có lãi tới 3,5-4 triệu đồng mỗi con heo nặng từ một đến 1,1 tạ

19/07/2011
Mỗi Năm Mất 8.000 Tỷ Đồng Do Thiếu Trang Bị Ở Tàu Cá Mỗi Năm Mất 8.000 Tỷ Đồng Do Thiếu Trang Bị Ở Tàu Cá

Trong Hội nghị bàn các giải pháp giảm tổn thất sau thu hoạch trong khai thác thủy sản do Bộ NN&PTNT và UBND tỉnh Kiên Giang tổ chức mới đây, con số “tổn thất” sau thu hoạch được lượng hóa là 400.000 tấn/ năm. Tính theo giá thị trường, mỗi năm cả nước mất khoảng 8 nghìn tỷ đồng từ lượng hải sản thất thoát này; tương đương với 1/5 giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2011.

28/02/2012
Giữa “Vòng Vây” Cúm Gia Cầm Giữa “Vòng Vây” Cúm Gia Cầm

Hiện Quảng Bình như đang “kẹt cứng” giữa 2 tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Trị, nơi đang có dịch cúm gia cầm.

01/03/2012
Nuôi Hàu Một Vốn Mười Lời Nuôi Hàu Một Vốn Mười Lời

Nghề nuôi hàu theo quan sát của chúng tôi khá đơn giản và hầu như không có rủi ro. Để chuẩn bị nơi sinh sống cho hàu con, người dân chỉ việc dùng vỏ con hàu cũ đục lỗ nhỏ giữa vỏ, dùng dây cước (dài khoảng 70cm) xâu thành từng xâu, tiếp đến là đóng cọc, làm giàn tre thật chắc chắn, cắm cách bờ sông từ 4-5 mét

27/07/2011