Ương cá tra VietGAP
Năm 2015 mô hình được thực hiện trên 8.000 m2 với 4 hộ tham gia ở 3 xã là Thạnh Lộc, Mỹ Thành Bắc (Cai Lậy), Hậu Mỹ Bắc A (Cái Bè).
Nông dân tham gia được hỗ trợ con giống của Trung tâm Giống Nông nghiệp Tiền Giang, một phần vật tư chính (men vi sinh) và được hướng dẫn kỹ thuật trong suốt vụ nuôi.
Các hộ đều nhiệt tình mạnh dạn áp dụng các tiến bộ kỹ thuật và ghi chép sổ nhật ký SX.
Nhìn chung đạt yêu cầu kỹ thuật và mục tiêu đặt ra nhưng hiệu quả kinh tế chưa cao. Đa số hộ có lãi ít bởi giá bán thấp.
Mặc dù hiệu quả kinh tế do thị trường quyết định nhưng điều đặc biệt quan trọng của mô hình là đã hướng dẫn nông dân áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới (sử dụng men vi sinh trong suốt vụ nuôi nhằm ổn định môi trường nước).
Mô hình từng bước góp phần thực hiện các tiêu chí của VietGAP là an toàn thực phẩm, dịch bệnh, môi trường...
Có thể bạn quan tâm
Đây là mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng của hộ chú Dương Hoàng Thảo, ở ấp Giồng Bàn xã Long Vĩnh. Chú cho biết trong vụ nuôi tôm sú năm 2011, với 3 ao nuôi diện tích 10 ngàn m2, đợt 1 chú thả 200 ngàn con tôm sú, sau gần 5 tháng thả nuôi chú thu hoạch và bán được 800 triệu đồng, trừ chi phí chú còn lợi nhuận 300 triệu đồng
Người dân vùng mía Lam Sơn (Thanh Hóa) và ngay cả lãnh đạo các huyện cũng hết sức bức xúc vì Cty CP Mía đường Lam Sơn để cho tình trạng mía trổ cờ trên ruộng suốt thời gian dài.
KTĐT - Năm 2010, mô hình liên kết 4 nhà trong sản xuất rau an toàn (RAT) được triển khai tại xã Văn Đức, huyện Gia Lâm, trong đó, Công ty TNHH Hương Cảnh đứng ra thu mua sản phẩm cho người dân.
Không cầm cự nổi với tình trạng thua lỗ kéo dài mấy tháng qua, người chăn nuôi ở các tỉnh Nam Bộ đang “treo chuồng” ngày càng nhiều.
Ngày 18.6, Công ty Ô tô Toyota Việt Nam (TMV) phối hợp với Trung tâm Đào tạo và Truyền thông môi trường (Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên- Môi trường) khởi động Dự án “Hỗ trợ xây dựng mô hình làng sinh thái thôn Trường Hạnh, xã Xuân Trường, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh”.