Hậu Giang đạt 11 xã nông thôn mới cuối năm 2015
Tiếp tục nâng chất
Tính đến thời điểm này, tỉnh đã ra quyết định công nhận NTM cho 7 xã, còn 4 xã được tập trung chỉ đạo để hoàn thành đúng tiến độ. Năm nay cũng là năm kết thúc giai đoạn 2010-2015 xây dựng NTM. Hiện xã Trường Long Tây (huyện Châu Thành A) đã hoàn thành thủ tục công nhận, chỉ chờ ngày ra quyết định, chỉ còn lại 3 xã Phương Phú (huyện Phụng Hiệp), Đông Thạnh (huyện Châu Thành), Thuận Hưng (huyện Long Mỹ) dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối năm.
Cần phát triển các mô hình kinh tế của nông dân để nâng cao thu nhập. (Trong ảnh: Mô hình trồng thanh long ruột đỏ ở xã Trường Long Tây, huyện Châu Thành A. Ảnh:Chúc Ly
Ông Huỳnh Thành Hữu - Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn, Phó Chánh văn phòng Điều phối xây dựng NTM tỉnh Hậu Giang, cho biết: “Ngay từ đầu năm, tỉnh đã chỉ đạo 6 xã phải đạt NTM đến cuối năm, nâng tổng số xã đạt NTM giai đoạn lên 11 xã. Dự kiến 2 xã Phương Phú và Thuận Hưng sẽ hoàn thành trong tháng 8, còn Đông Thạnh sẽ hoàn thành vào cuối năm”. Ông Hữu cho biết thêm, bên cạnh việc chọn 6 xã, Ban chỉ đạo xây dựng NTM tỉnh còn phân công Ban chỉ đạo từng cấp chịu trách nhiệm quan tâm, đôn đốc và chỉ đạo sát sao cho từng xã cụ thể. Đối với những xã đã đạt NTM thì cần phải tiếp tục nâng chất các tiêu chí.
Điều chỉnh bộ tiêu chí
Mới đây, ông Trần Công Chánh – Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang vừa ban hành kế hoạch triển khai thực hiện xây dựng NTM năm 2015 cho các địa phương, đưa ra 7 giải pháp trọng tâm mà các địa phương cần bám sát thực hiện.
Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Ban chỉ đạo chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM các huyện thị tập trung huy động, cân đối mọi nguồn lực, thu hút, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, ưu tiên đầu tư, hỗ trợ các xã trong kế hoạch hoàn thành 19/19 tiêu chí theo kế hoạch năm 2015.
Bên cạnh đó, lãnh đạo các cấp phải phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương, nhân rộng nhiều mô hình làm ăn có hiệu quả, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp để tăng năng suất, sản lượng, giá trị gia tăng, sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường trong và ngoài nước.
Các địa phương cũng phải điều chỉnh, bổ sung bộ tiêu chí quốc gia về NTM sao cho phù hợp, mang lại lợi ích thiết thực...
“Chúng tôi cũng tập trung chỉ đạo các địa phương, đối với các tiêu chí mềm, kém bền vững như thu nhập, giảm nghèo… thì cần tập trung giữ vững với những giải pháp cụ thể. Hiện Chi cục Phát triển nông thôn đang triển khai xây dựng những mô hình kinh tế cho nông dân. Thực hiện hỗ trợ trực tiếp để họ xây dựng, tạp trung vào cải tạo vườn tập gắn với Đề án 1.000” – ông Huỳnh Thành Hữu nhấn mạnh như vậy với Báo NTNN.
Có thể bạn quan tâm
Công an tỉnh Bắc Giang vừa bắt quả tang và lập biên bản đối với một cơ sở thu gom lợn về hành vi bơm tạp chất vào lợn.
Theo các chuyên gia kinh tế, TPP sẽ mang đến động lực quan trọng góp phần giúp ngành dệt may Việt Nam nói chung và ĐBSCL nói riêng nâng cao tính cạnh tranh xuất khẩu.
Việc 12 nước tham gia đàm phán TPP đạt được thỏa thuận đang mở ra cơ hội cho Việt Nam bước vào một “sân chơi” rộng lớn và có ý nghĩa quyết định cho tiến trình hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu.
Việc xuất khẩu gạo cho đến giữa tháng 9-2015 vẫn trầm lắng, trì trệ, nhưng khi sang đầu tháng 10, tình hình có những dấu hiệu khả quan.
Nhiều mặt hàng của Thái Lan được người tiêu dùng Việt Nam ưa chuộng do có mẫu mã bao bì đẹp, chất lượng tốt.